Nhiều văn phòng công chứng hiện nay muốn được đưa tên tuổi của mình đến với công chúng để có thể phát triển tốt nhất dịch vụ và mở rộng thị trường hoạt động. Vậy văn phòng công chứng có được phép tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại quảng cáo hay không?
Mục lục bài viết
1. Văn phòng công chứng có được quảng cáo hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất luật công chứng năm 2017 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, pháp luật hiện nay nghiêm cấm công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Nghiêm cấm hành vi tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng hoàn toàn đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có liên quan có quy định khác, nghiêm cấm đối với hành vi sử dụng thông tin về nội dung trong quá trình thực hiện thủ tục công chứng để xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong xã hội;
– Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, mục đích và nội dung của giao dịch, nội dung của bản dịch vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, có hành vi xúi giục hoặc tạo điều kiện cho người khác tham gia hợp đồng và tham gia giao dịch để thực hiện các giao dịch giả tạo hoặc thực hiện các hành vi gian dối trái quy định của pháp luật;
– Công chứng hợp đồng, công chứng giao dịch, công chứng các bản dịch có liên quan đến tài sản, có liên quan đến lợi ích của chính bản thân chủ thể công chứng, hoặc của những người thân thích như vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu … không đảm bảo tính vô tư và khách quan trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của công chứng viên;
– Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng, có hành vi gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
– Nhận tiền hoặc đòi tiền hoặc các lợi ích vật chất khác từ người yêu cầu công chứng, ngoài phí công chứng theo quy định của pháp luật và thù lao công chứng, các chi phí khác đã được xác định và thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, có hành vi nhận hoặc đòi tiền hoặc các lợi ích vật chất khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện hoạt động công chứng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng hoặc gây thiệt hại cho các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công chứng đó;
– Có hành vi ép buộc người khác sử dụng dịch vụ công chứng của các tổ chức mình, cấu kết hoặc thông đồng với người có yêu cầu công chứng hoặc người có liên quan đến quá trình công chứng để làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ yêu cầu công chứng;
– Có hành vi gây áp lực hoặc đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào, thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội để cạnh tranh không lành mạnh cho tổ chức công chứng trong quá trình hành nghề công chứng;
– Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng;
– Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, tổ chức hành nghề công chứng mở văn phòng đại diện, mở cơ sở và địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng tại quy định của pháp luật, thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện các loại hình dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
– Công chứng viên đồng thời hành nghề tại nhiều tổ chức hành nghề công chứng khác nhau hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
– Công chứng viên tham gia quá trình quản lý các doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng mà mình đang làm việc, thực hiện các hoạt động môi giới và đại lý trái quy định pháp luật, công chứng viên tham gia vào quá trình phân chia lợi nhuận trong hợp đồng và giao dịch mà mình nhận công chứng;
– Vi phạm pháp luật và vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Đối chiếu với điều luật nêu trên thì có thể thấy, pháp luật về công chứng hiện nay nghiêm cấm các văn phòng công chứng có hành vi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hay nói cách khác, văn phòng công chứng có hành vi quảng cáo là trái với quy định của pháp luật. Và quy định này được áp dụng cho cả công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng. Tóm lại, hành vi vi phạm của văn phòng công chứng tư nhân hay công chứng viên của văn phòng thì đều bị xử lý vi phạm.
2. Mức xử phạt đối với văn phòng công chứng có hành vi trên các phương tiện thông tin đại chúng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của
– Không thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Không đăng ký nội dung thay đổi về tên gọi của văn phòng công chứng, không đăng ký nội dung thay đổi về họ tên trưởng văn phòng công chứng, không đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở hoặc danh sách công chứng viên hợp doanh làm việc trong văn phòng công chứng, không đăng ký thay đổi danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng công chứng khi có sự thay đổi;
– Mở chi nhánh, mở văn phòng đại diện, mở cơ sở và mở địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, có hành vi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài hoạt động công chứng đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền hoặc hoạt động không đúng nội dung đã đăng ký trước đó;
– Không thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho các tổ chức hành nghề công chứng khác để tiến hành thủ tục lưu giữ di chúc, không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc trong trường hợp không có thỏa thuận với người lập di chúc trước khi tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt hoạt động, tiến hành thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể;
– Không đăng ký hành nghề cho công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật, có hành vi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng;
– Không niêm yết việc thụ lý công chứng
– Không thông báo để xóa đăng ký hành nghề đối với công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng, hoặc không lưu giữ hồ sơ công chứng;
– Làm mất di chúc đã lưu giữ, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng;
– Làm mất hồ sơ công chứng, trừ những trường hợp xuất phát từ lý do bất khả kháng;
– Trả tiền hoa hồng hoặc trả tiền chiết khấu cho người yêu cầu công chứng phải cho người môi giới công chứng.
Như vậy, theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, văn phòng công chứng có được quảng cáo được xem là một trong những hành vi bị nghiêm cấm như đã phân tích nêu trên. Hành vi vi phạm của văn phòng công chứng sẽ có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
3. Hành vi quảng cáo văn phòng công chứng trên các phương tiện thông tin đại chúng có bị xem là vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp không?
Tại Điều 12 của Thông tư 11/2012/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, có quy định về những việc công chứng viên không đưọc làm trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng. Cụ thể như sau:
– Có hành vi xúc phạm hoặc làm tổn hại đến uy tín của đồng nghiệp, xúc phạm hoặc làm tổn hại đến uy tín của tổ chức hành nghề công chứng;
– Gây áp lực hoặc đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện các hành vi trái đạo đức xã hội đối với ngành nghiệp để tranh giành lợi thế của mình trong quá trình hành nghề công chứng;
– Hợp tác với các cá nhân và các tổ chức trong xã hội có khả năng gây áp lực bắt buộc người yêu cầu công chứng phải đến tổ chức công chứng của mình để thực hiện thủ tục công chứng vì mục đích lợi nhuận và trục lợi cá nhân;
– Tiến hành bất kỳ hành vi quảng cáo bản thân và quảng cáo các tổ chức hành nghề công chứng của mình dưới nhiều hình thức khác nhau không tuân thủ theo quy định của pháp luật;
– Hoạt động môi giới phải đòi tiền hoa hồng trong quá trình giới thiệu cho đồng nghiệp và yêu cầu công chứng mà mình không đảm nhận;
– Mở chi nhánh, mở văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng;
– Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Theo đó thì có thể nói, hành vi quảng cáo văn phòng công chứng của công chứng viên hoặc các tổ chức hành nghề công chứng được xem là một trong những hành vi vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Tùy vào từng tính chất và mức độ vi phạm khác nhau mà sẽ bị xử lý khác nhau, có thể bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
–
– Thông tư 11/2012/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.