Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử Việt Nam là một bộ phận và luôn song hành cùng sự phát triển của lịch sử thế giới. Vậy Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?
Mục lục bài viết
- 1 1. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?
- 2 2. Lịch sử Việt Nam chia làm mấy giai đoạn?
- 3 3. Lịch sử Việt Nam thời dựng nước và giữ nước (2.879 TCN – 938):
- 4 4. Chi tiết từng giai đoạn lịch sử Việt Nam thời dựng nước và giữ nước:
- 5 5. Bài tập tự luyện và đáp án:
1. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?
A. Thời kì cổ đại.
B. Thời kì trung đại.
C. Thời kì cận đại.
D. Thời kì hiện đại.
Đáp án đúng: A
Giải chi tiết: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì cổ đại trong lịch sử văn minh thế giới. Nền văn minh này xuất hiện và tồn tại từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ II TCN.
2. Lịch sử Việt Nam chia làm mấy giai đoạn?
Về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc của trái đất, ngay rìa phía Đông Nam lục địa châu Á. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền có hình chữ “S” cùng với gần 3.000 hòn đảo và quần đảo, diện tích tổng cộng 331.720 km2, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Về mặt lịch sử, các giai đoạn lịch sử Việt Nam được chia thành:
– Thời kỳ nguyên thủy (khoảng 500.000 năm trước – 2.879 TCN)
– Thời kỳ dựng nước và giữ nước (2.879 TCN – 938)
– Thời kỳ Bắc thuộc lần I (208 TCN – 39)
– Giai đoạn Trưng Nữ Vương (40 – 43)
– Thời kỳ Bắc thuộc lần II (43 – 543)
– Thời kỳ Nhà Tiền Lý (544-602)
– Thời kỳ Bắc thuộc lần III (602 – 905)
– Thời kỳ tự chủ (905 – 938)
– Thời kỳ phong kiến (939 – 1858)
– Thời kỳ Bắc thuộc lần IV (1413 – 1428)
– Thời kỳ trung hưng – nhà Hậu Lê (1428 – 1527)
– Thời kỳ chia cắt (1527 – 1802)
– Bắc Triều – Nam Triều (1527 – 1592)
– Thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh (1593 – 1778)
– Thời kỳ thống nhất (1802 – 1883)
– Thời kỳ hiện đại (1883 – nay)
3. Lịch sử Việt Nam thời dựng nước và giữ nước (2.879 TCN – 938):
Sau khi kết thúc đợt biển tiến Holocene, cư dân cổ nước ta bước vào thời kỳ mở rộng địa bàn sinh sống để phát triển kinh tế, văn hóa. Cùng với quá trình này là sự lao động và sáng tạo, từ những công cụ bằng đá thô sơ tiến đến sự phát minh ra kỹ thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước dùng cày với sức kéo của trâu, bò; đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Trên cơ sở đó kéo theo hàng loạt các chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến việc hình thành các nền văn minh và nhà nước sơ khai.
Khoảng cuối thời đại đồng thau – cuối thời đại đồ sắt (thế kỷ VIII TCN – thế kỷ II), trên lãnh thổ nước ta đã lần lượt xuất hiện ba nền văn hoá với các nhà nước sớm đó là: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc trên cơ sở Văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc, nước Lâm Ấp tiền thân của Vương quốc Champa trên cơ sở nền Văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và Vương quốc Phù Nam trên cơ sở nền Văn hóa Đồng Nai – Óc Eo ở miền Nam. Sự ra đời của các quốc gia này đã mở ra một thời đại mới – thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.
Đồng thời, ba khu vực văn hóa này cũng có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hóa Việt Nam: thống nhất trong đa dạng. Đây cũng là thời kì xây dựng nền văn minh nông nghiệp, xây dựng lối sống và tính cách truyền thống của một nước Việt Nam thống nhất sau này.
Từ sau thất bại của An Dương Vương trong cuộc khởi nghĩa chống Triệu Đà (179 TCN), đất nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau xâm lược và đô hộ. Suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc là một chặng đường lịch sử đầy biến cố, đánh dấu sự kiên cường của dân tộc ta trước các cuộc xâm lăng về lãnh thổ và cũng là giai đoạn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản địa trước sự đồng hóa của ngoại bang.
Hàng loạt những cuộc nổi dậy liên tiếp của nhân dân đã diễn ra trong suốt thời kỳ Bắc thuộc để chống lại sự áp bức, bóc lột của phong kiến phương Bắc giành lại nền độc lập và đấu tranh bảo tồn, tiếp thu có chọn lọc văn hoá du nhập từ bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc.
4. Chi tiết từng giai đoạn lịch sử Việt Nam thời dựng nước và giữ nước:
Nước Xích Quỷ: có thể coi đây là một nhà nước “liên bang” lỏng lẻo của các bộ tộc người Việt cổ, sinh sống ở vùng Lĩnh Nam. Tương truyền Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế (tức Thần Nông) trong khi đi xuống phía Nam đã kết hôn với một vị tiên nữ và sinh được một người con tên là Lục Tộc. Đế Minh phong cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong cho con thứ là Lục Tộc làm vua phương Nam lấy hiệu là Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ. Như vậy Kinh Dương Vương chính là thủy tổ của dân tộc Việt. Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình Hồ là Long Nữ và sinh được một người con trai tên là Sùng Lãm. Sau Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho Sùng Lãm, tức là Lạc Long Quân. Sau Lạc Long Quân lấy một vị tiên nữ đẻ ra bọc trăm trứng nở trăm con. Đây chính là tổ tiên của người Bách Việt.
Nhà nước Văn Lang: Sau thời kỳ “liên bang” tan rã, khoảng thế kỷ 7 TCN, những người Lạc Việt sống ở miền Bắc Việt Nam bi giờ đã xây dựng nhà nước cho riêng mình. Đó là nhà nước Văn Lang do các vua Hùng trị vì đóng đô tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
Nhà Thục (257 TCN – 208 TCN) : khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán là thủ lĩnh của bộ tộc u Lạc đã cùng vua Hùng thứ 18 hợp lực đánh bại quân đội xâm lược của nhà Tần. Vua Hùng đã nhường ngôi cho Thục Phán, sáp nhập lãnh thổ hai nước u Việt và Lạc Việt thành u Lạc. Thục Phán lên ngôi vua lấy hiệu là An Dương Vương, lập nên nhà Thục, đóng đô ở Cổ Loa.
5. Bài tập tự luyện và đáp án:
Câu 1. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
A. Sông Cả.
B. Sông Mã.
C. Sông Hồng.
D. Sông Lam.
Đáp án đúng là: D
Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên lưu vực của các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả. (SGK – Trang 88)
Câu 2. Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
Đáp án đúng là: C
Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời cổ đại là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. (SGK – Trang 88)
Câu 3. Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc?
A. Nông nghiệp.
B. Thương nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Công nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Sự giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,…) là cơ sở cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ đồng, đồ sắt,… (SGK – Trang 88)
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Giàu có về khoáng sản.
C. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Đáp án đúng là: D
Cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
– Có hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Hồng, sông Cả, sông Mã,… bồi đắp nên những vùng đồng bằng phù sa màu mỡ. Đất đai tơi xốp, dễ canh tác.
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng lắm, mưu nhiều, lượng nước ngọt dồi dào.
– Giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,…). (SGK – Trang 88)
Câu 5. Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm người nào?
A. Nam Á và Thái – Ka-đai.
B. Mường và Mông – Dao.
C. Nam Đảo và Mường.
D. Mông Cổ và Mãn.
Đáp án đúng là: A
Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm Nam Á và Thái – Ka-đai. (SGK – Trang 88)
Câu 6. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Đông Sơn.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
D. Văn hóa Hòa Bình.
Đáp án đúng là: A
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc thuộc nền văn hóa Đông Sơn. (SGK – Trang 88)
Câu 7. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Óc Eo.
B. Văn Hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Đồng Đậu.
D. Văn hóa Gò Mun.
Đáp án đúng là: A
Được hình thành trên cơ sở tiếp nối nền văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), văn minh Văn Lang – Âu Lạc nằm trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn đã phát triển trong thời đại kim khí. (SGK – Trang 88)
Văn hóa Óc Eo không phải cội nguồn của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Câu 8. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?
A. Kinh tế thương mại đường biển.
B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.
C. Kinh tế thủ công nghiệp.
D. Kinh tế thương mại đường bộ.
Đáp án đúng là: B
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. (SGK – Trang 88)
Câu 9. Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
A. Phù Nam.
B. Chăm-pa.
C. Âu Lạc.
D. Văn Lang.
Đáp án đúng là: D
Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, mặc dù còn sơ khai, chưa có luật pháp,… nhưng tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống. (SGK – Trang 89)
Câu 10. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở
A. Phong Châu.
B. Cổ Loa.
C. Thăng Long.
D. Đại La.
Đáp án đúng là: A
Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ). (SGK – Trang 89)
THAM KHẢO THÊM: