Hiện nay, nhiều người dân vẫn nhầm hiểu bị tước bằng lái xe thì vẫn có thể sử dụng phương tiện bình thường. Tuy nhiên, việc vẫn lái xe khi đã bị tước bằng lái là trái quy định và sẽ bị xử phạt. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Mục lục bài viết
1. Vẫn lái xe khi đã bị tước bằng lái bị xử phạt như thế nào?
Chào Luật sư, năm nay tôi 45 tuổi. Tôi bị công an Giao thông ở quận Gò Vấp yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Sau khi kiểm tra giấy tờ xong thì tôi được yêu cầu thổi nồng độ cồn. Tôi có nhậu mấy lon bia với bạn học cũ trước đó. Do đó, tôi đã bị lập biên bản và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng. Như vậy, đối với trường hợp của tôi trong thời gian tôi bị giữ bằng lái xe, nếu tôi vẫn tiếp tục lưu thông thì tôi có bị xử phạt gì không ạ? Nếu bị xử phạt thì mức phạt như thế nào?
Đối với trường hợp bị giữ bằng lái xe hay còn gọi là bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn được hiểu là một hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động tham gia giao thông.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020, thì trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức sẽ không được tiến hành các động ghi trong giấy phép, cụ thể đó là không được phép lái xe.
Do đó, nếu như trường hợp bạn bị tước giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định, có nghĩa là người vi phạm sẽ không được quyền lái các loại xe tương tự trong khoản thời gian bị tước đó.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 81
Trường hợp đối với xe máy mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với trường hợp điều khiển xe mô tô hai bánh mà có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô nếu không có giấy phép lái xe;
– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với trường hợp điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh không có giấy phép lái xe.
Trường hợp đối với xe ô tô mức xử phạt như sau:
theo quy định tại Điều 21
– Ngoài việc bị phạt tiền, thì cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tịch thu Giấy phép lái xe.
2. Chủ phương tiện đưa xe cho người bị tước giấy phép lái xe thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
– Đối với cá nhân thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, còn từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Giao xe hoặc để cho người khác không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 đối với trường hợp là xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), Giao xe hoặc để cho người khác không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 62 đối với các loại xe máy chuyên dùng của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông trong đó bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng.
Như vậy, căn cứ theo quy định này thì nếu trường hợp giao xe cho người khác điều khiển nhưng Giấy phép lái xe của mình đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng thì sẽ bị phạt tiền.
3. Thời hạn tước tước giấy phép lái xe theo quy định hiện nay:
– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với những hành vi sau đây:
+ Người nào có hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng.
+ Người không chấp hành đối với hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
+ Người điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h.
+ Người có hành vi đi vào đường cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”.
+ Người khi tham gia giao thông có vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
+ Người khi tham gia giao thông không nhường đường hoặc có hành vi gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
+ Người khi tham gia giao thông không tuân thủ về các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng đối với những trường hợp sau:
+ Người khi tham gia giao thông đã gây tai nạn giao thông cho người khác mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn sau khi gây tai nạn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu đối với người bị nạn.
+ Người khi tham gia giao thông đã điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km.
+ Người điều khiển phương tiện thực hiện việc đón, trả khách trên đường cao tốc.
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3-5 tháng đối với những trường hợp sau:
+ Người khi tham gia giao thông vi phạm về nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 5-7 tháng đối với những trường hợp sau:
+ Người khi tham gia giao thông không chấp hành đối với yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma tuý của người thi hành công vụ.
+ Người khi tham gia giao thông thực hiện việc lùi xe, chạy ngược chiều trên cao tốc
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 10-12 tháng đối với những trường hợp sau:
+ Người khi tham gia giao thông có hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
+ Người khi tham gia giao thông gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, có hành vi bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền; không tham gia cấp cứu người bị nạn;
-Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 16-18 tháng đối với những trường hợp sau:
Người khi tham gia giao thông điều khiển xe trên đường mà trong máu ;hoặc hơi thở có của người đó có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
-Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng đối với những trường hợp sau:
+ Người khi tham gia giao thông thực hiện điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
+ Người khi tham gia giao thông đã không chấp hành đối với yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
+ Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể của người điều khiển có chất ma túy;
+ Người khi tham gia giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.