Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Công nghệ
  • Giải trí
  • Là gì?
  • Ngày Lễ Tết
  • Phong tục
  • Sức khoẻ
  • Tôn giáo
  • Kinh tế
  • Danh bạ
  • Tâm lý
  • Pháp luật
  • Giáo dục

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Bạn cần biết Phong tục

Bài văn khấn cúng cơm hàng ngày cho người mới mất

  • 17/07/2021
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    17/07/2021
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Từ lâu, cúng cơm hàng ngày đã mang ý nghĩa rất quan trọng đối với người Việt Nam. Trong đó, việc đọc văn khấn cúng cơm hàng ngày cho người mới mất là một trong những thủ tục quan trọng nhất.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tục cúng cơm hằng ngày (lễ Chúc thực) cho người mới mất?
        • 1.1 1.1. Tục cúng cơm hằng ngày cho người mới mất được hiểu như thế nào:
        • 1.2 1.2. Cách thức thực hiện:
      • 2 2. Ý nghĩa của hành động cúng cơm hàng ngày:
      • 3 3. Một số lưu ý với bữa cơm cúng cho người đã mất:
      • 4 4. Văn khấn, bài cúng cơm hàng ngày:

      1. Tục cúng cơm hằng ngày (lễ Chúc thực) cho người mới mất?

      1.1. Tục cúng cơm hằng ngày cho người mới mất được hiểu như thế nào:

      Lễ cúng cơm hàng ngày được kéo dài trong tuần đầu tiên với gia đình có người vừa mới mất được gọi là lễ chúc thực. Đây là truyền thống tốt đẹp bày tỏ tấm lòng thành của gia chủ với người đã khuất, phù hộ cho gia đình được mạnh khoẻ, con cháu nhiều may mắn. Theo phong thuỷ, một người đã mất ở cõi đời này là đồng nghĩa với việc họ chuyển qua thế giới khác để bắt đầu cho cuộc sống mới. Còn thế giới kia có thể là về với vũ trụ, về với cõi vĩnh hằng nên có chết là chuyện bình thường không đáng sợ.

      1.2. Cách thức thực hiện:

      Tục cúng cơm hằng ngày cho người mới mất – đúng như tên gọi của nó – là nghi thức chuẩn bị và dâng cơm cúng lên bàn thờ người mới mất, mỗi ngày 2 bữa. Cứ như vậy đến ngày thứ bảy sẽ làm cúng bảy ngày và tụng kinh (cúng Nhất tuần, Nhị tuần…cho đến Thất tuần – 7 tuần). Cho đến hết bảy tuần cúng cơm theo lệ trên thì làm lễ Chung thất (cúng 49 ngày). Sau đó cho đến ngày thứ 100 kể từ ngày người mới mất thì làm Tuần Tốt khốc (cúng 100 ngày).

      Việc cúng cơm hằng ngày có thể thực hiện suốt thời kỳ để tang hoặc là một năm, hoặc là ba năm, có nơi hết tuần. Tốt khốc thì thôi không cúng cơm ngày hai bữa nữa. Vào tuần Tốt khốc, con cháu sẽ cúng tế lần cuối cùng. Tùy theo hoàn cảnh để tang và quan niệm gia đình.

      Suốt thời gian cúng cơm, nhà dù nghèo khó sớm hôm, đầu tắt mặt tối, cũng phải cố cúng cơm ngày hai bữa. Bữa ăn thường thế nào thì cúng thế ấy. Thậm chí có nhà chỉ gồm lưng cơm đĩa muối cũng cố cúng.

      2. Ý nghĩa của hành động cúng cơm hàng ngày:

      Theo các chuyên gia về phong thuỷ, con người tồn tại bao gồm thể xác và linh hồn. Một khi thể xác không còn vì chết đi thì linh hồn sẽ lưu lạc ở nhiều nơi như tại nơi mất, xuống âm ty, nơi đặt hài cốt. Với người thân vừa mất đi thì vong linh sẽ không biết là hồn đã lìa khỏi xác và không cảm nhận được cho đến khi nhận ra thì họ rất đau lòng vì còn vương vấn với người thân trong gia đình.

      Xem thêm:  Mẫu lời cảm ơn đám hiếu (đám tang lễ, đám ma) ý nghĩa

      Gia quyến hiểu thấu nỗi đau này nên việc cúng cơm hàng ngày như là lời tâm sự, bày tỏ nguyện vọng và cũng là sự xoa dịu nỗi đau với linh hồn để họ cảm nhận được tình cảm của con cháu và người thân. Tuy nhiên khi còn sống người này có thể có những điều ước chưa thực hiện được, việc cúng cơm hàng ngày cùng với cầu siêu cho người đã khuất giúp cho vong linh sớm được siêu thoát. Không những thế, cúng cơm hàng ngày cho người mới mất còn nhằm một mục đích nữa đó là cơ hội để người sống giãi bày tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mình với người đã khuất, mong muốn người mất phù hộ độ trì cho con cháu ở lại trần gian được may mắn, thành công. Hoạt động này nhằm bày tỏ sự thương tiếc, tấm lòng thành kính và sự tưởng nhớ da diết của con cháu đối với người đã khuất.

      Thực tế cho thấy thời gian cúng cơm hàng ngày không chỉ là một tuần đầu tiên mà dân gian tin rằng sau 7 tuần thì linh hồn mới qua thế giới bên kia, cũng có tin cho rằng nên cúng cơm 100 ngày để vong linh được siêu thoát. Vì các vong đã thuộc về cõi âm nên người ở trần gian không thể nào nhìn thấy bằng mắt thường và cũng không xác định được vong linh người thân còn vương vấn hay không nên quan trọng trong việc cúng cơm hàng ngày là tấm lòng chân thành của gia đình.

      3. Một số lưu ý với bữa cơm cúng cho người đã mất:

      Bữa cơm cúng cho người đã khuất hằng ngày nên được thực hiện một cách chỉn chu, trang trọng nhưng cũng nên giản dị, không cần quá khoa trương, cầu kỳ như lễ tiểu tường (giáp năm), đại tường (mãn tang). Tốt nhất gia đình ăn sao thì cúng cho người đã mất tương tự. Tuyệt đối khi nấu nướng không nên nêm nếm trước.

      Nếu tốt hơn, nên làm cơm chay để tránh mang nghiệp sát sinh, làm nặng lòng người đã khuất, cũng là một cách siêu độ cho người đã khuất. Đặc biệt cần lưu ý, 49 ngày đầu chỉ được nấu cơm chay. Các món mặn có thể nấu từ sau lễ Chung thất trở đi.

      Xem thêm:  Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống

      Mâm cỗ cúng nên chuẩn bị 3 bát cơm, đặt theo hàng ngang, bát ở giữa đơm đầy nhất và đặt một đôi đũa để trên. Đây là bát dành cho người mới mất. 2 bát ở 2 bên sẽ dành cho tả và hữu mạng thần quang. 2 bát này chỉ để mỗi bát một chiếc đũa, tuyệt đối không để 2 chiếc, nếu không cô hồn có thể tranh cơm với người mới mất.

      Bên cạnh cơm, gia chủ có thể cúng cùng 1 quả trứng đã được bóc sạch vỏ, 1 ít muối trắng, sạch, 1 bát canh có thìa. Mâm cơm cúng cũng cần có 7 lát gừng nếu cúng cơm cho nam giới và 9 bát gừng nếu cúng cơm cho nữ giới. Cùng với đó là 1 chén nước sạch. Nếu không có trứng thì có thể bỏ qua, nhưng nhất định phải đủ cơm, muối và nước.

      Khi cúng, gia đình nên ăn mặc trang nhã, không nên ăn mặc quá lòe loẹt. Lễ cúng cần thực hiện trang nghiêm, không nói cười ồn ào.

      Người nhà tuyệt đối không đặt trực tiếp mâm cơm cúng lên bàn thờ hoặc đặt dưới đất, mà cần phải đặt lên một cái bàn thấp hơn ban thờ 50 phân.

      Sắm lễ cúng tuần đầu tuỳ theo điều kiện gia đình và đặc điểm văn hóa từng vùng miền.

      Gia chủ hay các thành viên trong gia đình tuyệt đối không được nếm vào thức ăn khi chưa được thắp hương.

      Nên đọc văn khấn mời vong linh người đã khuất dùng cơm, bài văn khấn không cần quá cầu kỳ, chủ yếu là lòng thành, song cũng không nên quá sơ sài. Ngoài ra, có thể ghi văn khấn ra giấy để quá trình đọc không bị ngắt quãng giữa chừng. Khi đọc văn khấn, giọng nói cần vừa đủ nghe và không được đọc quá to, đặc biệt là khi đọc tên người đã khuất. Việc đọc quá to theo tín ngưỡng dân gian có thể lôi kéo các vong hồn khác vào tranh cỗ, nên cần tránh.

      Trước khi cúng, gia chủ cần khai yết hầu cho người mới mất. Bởi theo quan niệm xưa, người đã mất chỉ còn là những hình bóng mơ hồ và nhẹ nhàng. Do đó, phải khai trì chú khai yết hầu thì họ mới có thể hấp thụ, nhận những món ăn, tiền vàng mà người sống gửi tới cho mình.

      4. Văn khấn, bài cúng cơm hàng ngày:

      “Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc 3 lần)

      Xem thêm:  Mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đưa tang

      – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

      – Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

      – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần quân.

      – Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………

      Hôm nay là ngày…… Tháng…… Năm………

      Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

      Vâng theo lệnh của mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

      Nay nhân lễ Chúc Thực theo nghi lễ cổ truyền,

      Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành,

      Trước linh vị của: Hiển… chân linh

      Xin kính cẩn trình thưa rằng:

      Thiết nghĩ! Nhân sinh tại thế,

      Họa mấy người sống tám, chín mươi,

      Đôi ba mươi năm cũng kể một đời.

      Song vận số biết làm sao tránh được

      Nhớ hồn thuở trước: trong buổi xuân xanh

      Ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ:

      Đường ăn, nỗi ở, việc cửa việc nhà.

      Lại lo bề nghi thất, nghi gia

      Cho sum họp trúc, mai mấy đóa

      Cương thường đạo cả, lòng những lo hiếu thảo đền ơn

      Nếp kiệm cần hằng giữ sớm hôm.

      May nối được gia đường cơ chỉ,

      Ba lo bảy nghĩ, vất vả trăm bề

      Cho vẹn toàn đường nọ lối kia,

      Tuy khó nhọc chưa cam thỏa dạ;

      Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai,

      Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời.

      Yến lìa tổ, kêu xuân vò võ.

      Tưởng hồn trường thọ, dìu con em, khuyên nhủ nên người.

      Ai ngờ trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc

      Từ nay lấy ai chăm sóc, ngõ cúc, tường đào.

      Từ nay quạnh bóng ra vào, cõi Nam, cành Bắc.

      Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh:

      Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành.

      Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói

      Hiên mai bóng rọi, vào ngẩn ra ngơ.

      Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh

      Ai hay số mệnh!

      Thuốc trường sinh, cầu Vương mẫu chưa trao.

      Bút Chú tử, trách Nam Tào sớm định.

      Bùi ngùi cám cảnh, tuôn rơi hàng nước mắt dầm dầm

      Nhớ nơi ăn, chốn ở, buồng nằm:

      Như cắt ruột, xét lòng con trên trần thế.

      Mấy dòng kể lể. Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.

      Cầu anh linh phù hộ cháu con.

      Cầu Thần Phật độ trì, cho vong hồn siêu thoát

      Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc 3 lần)

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Bài văn khấn cúng cơm hàng ngày cho người mới mất thuộc chủ đề Đám tang, thư mục Phong tục. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Mẫu lời cảm ơn đám hiếu (đám tang lễ, đám ma) ý nghĩa

      Sau tang lễ, lời cảm ơn là sự thông báo cho tất cả mọi người về đám hiếu của gia đình đã hoàn thành và nó cũng chính là một điều cần thiết để có thể bày tỏ lòng biết ơn và tôn trọng của gia đình đến những người đã dành thời gian của bản thân đến tham dự lễ tang.

      ảnh chủ đề

      Lời chia buồn đám tang cảm động, thành kính và sâu sắc

      Sinh ly tử biệt là chuyện dĩ nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, gia đình có người mất luôn là nỗi tiếc thương vô hạn của những người còn ở lại. Việc gửi những lời chia buồn, động viên đến người nhà gia quyến là điều cần thiết. Dưới đây hãy cùng tham khảo những lời động viên chân thành.

      ảnh chủ đề

      Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống

      Nghi thức vái lạy trong đám tang thể hiện sự tiếc thương, thành kính với những người đã mất. Vậy, vái lạy như thế nào cho đúng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống. Mời các bạn tham khảo.

      ảnh chủ đề

      Mẫu thông báo tin buồn thành kính và trang trọng nhất

      Thông báo tin buồn là thông thường được gửi đến những người có mối quan hệ gần gũi với người đã khuất hoặc những người quan tâm đến người đó, như vậy làm thế nào để bạn có thể viết một thông báo tin buồn thành kính và trang trọng nhất, bài viết sẽ giúp bạn!

      ảnh chủ đề

      Mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đưa tang

      Rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang là việc làm diễn ra phổ biến ở nước ta. Nó mang tính tâm linh cao. Tuy nhiên, hành vi này bị pháp luật cấm bởi nó gây ra những hệ quả tiêu cực cho xã hội. Dưới đây là bài phân tích về mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Sigil là gì? Cách tạo Sigil? Tác dụng và tác hại thế nào?
      • Tuyên truyền, vận động xóa bỏ các hủ tục, phong tục lạc hậu
      • Mâm lễ cúng đất gồm những gì? Cách cúng đất đai chuẩn?
      • Văn khấn cúng trước và sau khi bốc mộ, sang cát đầy đủ
      • Văn khấn và cách làm lễ nhập trạch nhà chung cư chuẩn nhất
      • Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống
      • Văn khấn Thần Tài Thổ Địa hàng ngày để mua may bán đắt
      • Văn khấn cúng lễ Đức Thánh Trần cho một năm tốt lành
      • Bài văn khấn cúng lễ sao giải hạn sao La Hầu chuẩn nhất
      • Văn khấn cúng đào giếng, lấp giếng chính xác và đầy đủ
      • Bài văn khấn cúng giải hạn sao Vân Hớn chính xác nhất
      • Văn khấn tại Văn Miếu Quốc Tử Giám để xin thi cử đỗ đạt
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đại diện xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Mẫu lời cảm ơn đám hiếu (đám tang lễ, đám ma) ý nghĩa

      Sau tang lễ, lời cảm ơn là sự thông báo cho tất cả mọi người về đám hiếu của gia đình đã hoàn thành và nó cũng chính là một điều cần thiết để có thể bày tỏ lòng biết ơn và tôn trọng của gia đình đến những người đã dành thời gian của bản thân đến tham dự lễ tang.

      ảnh chủ đề

      Lời chia buồn đám tang cảm động, thành kính và sâu sắc

      Sinh ly tử biệt là chuyện dĩ nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, gia đình có người mất luôn là nỗi tiếc thương vô hạn của những người còn ở lại. Việc gửi những lời chia buồn, động viên đến người nhà gia quyến là điều cần thiết. Dưới đây hãy cùng tham khảo những lời động viên chân thành.

      ảnh chủ đề

      Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống

      Nghi thức vái lạy trong đám tang thể hiện sự tiếc thương, thành kính với những người đã mất. Vậy, vái lạy như thế nào cho đúng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống. Mời các bạn tham khảo.

      ảnh chủ đề

      Mẫu thông báo tin buồn thành kính và trang trọng nhất

      Thông báo tin buồn là thông thường được gửi đến những người có mối quan hệ gần gũi với người đã khuất hoặc những người quan tâm đến người đó, như vậy làm thế nào để bạn có thể viết một thông báo tin buồn thành kính và trang trọng nhất, bài viết sẽ giúp bạn!

      ảnh chủ đề

      Mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đưa tang

      Rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang là việc làm diễn ra phổ biến ở nước ta. Nó mang tính tâm linh cao. Tuy nhiên, hành vi này bị pháp luật cấm bởi nó gây ra những hệ quả tiêu cực cho xã hội. Dưới đây là bài phân tích về mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang.

      Xem thêm

      Tags:

      Đám tang


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Mẫu lời cảm ơn đám hiếu (đám tang lễ, đám ma) ý nghĩa

      Sau tang lễ, lời cảm ơn là sự thông báo cho tất cả mọi người về đám hiếu của gia đình đã hoàn thành và nó cũng chính là một điều cần thiết để có thể bày tỏ lòng biết ơn và tôn trọng của gia đình đến những người đã dành thời gian của bản thân đến tham dự lễ tang.

      ảnh chủ đề

      Lời chia buồn đám tang cảm động, thành kính và sâu sắc

      Sinh ly tử biệt là chuyện dĩ nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, gia đình có người mất luôn là nỗi tiếc thương vô hạn của những người còn ở lại. Việc gửi những lời chia buồn, động viên đến người nhà gia quyến là điều cần thiết. Dưới đây hãy cùng tham khảo những lời động viên chân thành.

      ảnh chủ đề

      Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống

      Nghi thức vái lạy trong đám tang thể hiện sự tiếc thương, thành kính với những người đã mất. Vậy, vái lạy như thế nào cho đúng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống. Mời các bạn tham khảo.

      ảnh chủ đề

      Mẫu thông báo tin buồn thành kính và trang trọng nhất

      Thông báo tin buồn là thông thường được gửi đến những người có mối quan hệ gần gũi với người đã khuất hoặc những người quan tâm đến người đó, như vậy làm thế nào để bạn có thể viết một thông báo tin buồn thành kính và trang trọng nhất, bài viết sẽ giúp bạn!

      ảnh chủ đề

      Mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đưa tang

      Rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang là việc làm diễn ra phổ biến ở nước ta. Nó mang tính tâm linh cao. Tuy nhiên, hành vi này bị pháp luật cấm bởi nó gây ra những hệ quả tiêu cực cho xã hội. Dưới đây là bài phân tích về mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ