Trong một vụ án hình sự, có những trường hợp Thẩm phán phụ trách xét xử phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi vì những lý do nhất định.
Trong một vụ án hình sự, có những trường hợp Thẩm phán phụ trách xét xử phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi vì những lý do nhất định. Công ty LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp cho khách hàng những kiến thức pháp lý cần thiết về vấn để thay đổi Thẩm phán.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, các trường hợp Thẩm phán phải bị thay đổi bao gồm:
“a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;”
“b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;” (đối với Thẩm phán và Hội thẩm)
“c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký
Trong các trường hợp trên, việc xét xử không đảm bảo được tính độc lập, khách quan, do đó, quyết định của
“2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án quyết định. Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.”
Việc thay đổi Thẩm phán có thể diễn ra trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa.
• Nếu thay đổi Thẩm phán trước phiên tòa:
+ Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi không đồng thời là Chánh án thì Chánh án Tòa án cùng cấp là người có thẩm quyền quyết định. Bởi lẽ, Chánh án là người đứng đầu lãnh đạo trong tòa án, có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng trong tòa án, một trong những vấn đề đó là việc thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa.
+ Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định. Thực tế, có nhiều trường hợp Thẩm phán xét xử trong một vụ án hình sự lại đồng thời là Chánh án Tìa án đó. Do đó, nếu không có quy định này thì việc quyết định thay đổi Thẩm phán nhiều khi lại do chính người Thẩm phán đó quyết định, điều này khó có thể đảm bảo được tính khách quan, công bằng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
• Nếu thay đổi Thẩm phán tại phiên tòa:
Trường hợp này, người có thẩm quyền thay đổi Thẩm phán không phải là Chánh án tòa án cùng cấp hay Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp mà do Hội đồng xét xử quyết định trước khi xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Hội đồng xét xử chỉ có quyền hạn tại phiên tòa nên tất cả những việc diễn ra tại phiên tòa đều thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Cần lưu ý là việc đề nghị thay đổi Thẩm phán phải được đưa ra trước khi xét hỏi, trong khi bắt đầu xét hỏi, sẽ không có bất cứ đề nghị nào được phép đưa ra. Tại phòng nghị án, Thẩm phán bị thay đổi có quyền được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng xét xử sẽ biểu quyết và quyết định theo đa số. Nếu Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi Thẩm phán thì sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa. Việc cử thành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Tòa án quyết định. Còn nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận việc thay đổi thì việc xét xử vẫn diễn ra bình thường, sau đó, các chủ thể có thể kháng cáo, kháng nghị bản án của Tòa án.