Các loại hàng hóa không được bán trên mạng? Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi bán hàng trên facebook? Quy định về nghĩa vụ nộp thuế khi bán hàng qua facebook? Biện pháp xử lý đối với các chủ thể có hành vi sai trái khi bán hàng qua facebook?
Với sự phát triển của công nghệ và sự phổ biến của các mạng xã hội như: Facebook, zalo, tiktok,… việc kinh doanh trên mạng đang diễn ra nhanh chóng và rộng rãi. Hẳn ai cũng có cho mình một tài khoản facebook. Trên thực tế, facebook là một kênh giao tiếp hữu ích, giúp khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với người cung cấp dịch vụ và ngược lại. Bán hàng trên facebook là một trong những lựa chọn hàng đầu phù hợp với mọi đối tượng ngay cả khi họ chỉ có số vốn hạn hẹp. Tùy vào nhu cầu của người mua mà mặt hàng trên facebook cũng rất phong phú, đa dạng và đủ mọi lĩnh vực: thời trang, thực phẩm, mỹ phẩm,… Chính vì thể mà người bán có nhiều lựa chọn để kinh doanh, phù hợp với điều kiện của mình. Tuy nhiên, khi kinh doanh qua facebook, người bán cũng cần đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi bán hàng trên facebook.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Các loại hàng hóa không được bán trên mạng:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, người bán hàng online không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các mặt hàng sau đây, cụ thể bao gồm:
– Thứ nhất: Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ.
– Thứ hai: Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác.
– Thứ ba: Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả các vật sống và các bộ phận đã được chế biến.
– Thứ tư: Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
Ta có thể liệt kê một số mặt hàng khác bị hạn chế kinh doanh như sau: Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ; hóa chất…
2. Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi bán hàng trên facebook:
Trong trường hợp bán hàng trên facebook thì được xem là một cá nhân hoạt động thương mại độc lập, tự do. Nếu các chủ thể chỉ bán hàng trên facebook mà không có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng,… thì không bắt buộc bạn phải đăng kí kinh doanh, trừ những mặt hàng pháp luật cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, nhu cầu mua sắm thông minh hiện đại ngày càng phát triển, ngày càng nhiều người bán hàng thông qua các trang web thương mại điện tự, các trang mạng xã hôi hay là blog cá nhân. Trên facebook, người bán hàng hầu hết dùng để quảng bá sản phẩm, rao bán hàng. Sau khi mặt hàng đáp ứng nhu cầu sẽ dần tiến tới những thỏa thuận mua bán.
Tuy nhiên, việc mua bán hàng này cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
– Nếu trong trường hợp bạn đăng ký một website cho riêng bạn, mang thương hiệu của bạn thì bạn cần đăng ký với Bộ công thương, tuy nhiên nếu bạn bán hàng qua mạng xã hội facebook thì bạn sẽ không cần phải đăng ký.
– Dù là kinh doanh trên trang cá nhân, nhưng đây là hoạt động cung ứng hàng hóa dịch vụ và đem lại lợi nhuận nên vấn phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân, thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
– Việc bạn hàng trên facebook thông thường dựa trên sự tin tưởng đối tượng bán hàng nên đòi hỏi người bán cần cung cấp đấy đủ thông tin sản phẩm, quy cách sử dụng, giá cả, địa chỉ và thông tin liên lạc.
– Đảm bảo các quy định của nhà nước về nộp thuế hàng tháng phải nộp cho cơ quan thuế.
– Đảm bảo hàng hóa tuân thủ các vấn đề đúng tiêu chuẩn, phù hợp chất lượng, không buôn hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng kém chất lượng. Không được buôn bán hàng vũ khí, vật liệu cháy nổ, động thực vật hoang dã, ma túy và những hàng hóa cấm khác theo quy định. Nếu có tình vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Có nghĩa vụ thông báo tình hình hoạt động kinh doanh khi cơ quan thống kê muốn kiếm tra.
– Tuân thủ trình tự quy định về quảng cáo, sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan đến mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Tóm lại, đây là một hình thức kinh doanh không mới nhưng là một mô hình khá hiện đại, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tuy nhiên, việc quản lý phương thức kinh doanh này hiện nay còn khá lỏng lẻo.
3. Quy định về nghĩa vụ nộp thuế khi bán hàng qua facebook:
3.1. Thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cá nhân nhận thu nhập từ facebook được xếp vào dạng cá nhân kinh doanh chứ không phải cá nhân nhận tiền lương, tiền công.
Theo Điều 1
Công thức:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp phải nộp được tính theo công thức sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp sẽ bằng doanh thu tính thuế giá trị gia tăng nhân với 1%.
Trong đó:
Doanh thu tính thuế được hiểu là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động như sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Trong trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Đối với trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.
3.2. Thuế thu nhập cá nhân:
Tương tự như thuế giá trị gia tăng, người bán hàng online là người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu từ bán hàng online lớn hơn 100 triệu đồng/năm.
Công thức:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp phải nộp được tính theo công thức sau: Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân nhân với 0,5%.
Trong đó:
Doanh thu tính thuế được hiểu là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động như hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
3.3. Lệ phí môn bài:
Theo Điều 4
– Đối với doanh thu hoạt động bán hàng online trên 500 triệu đồng/năm thì lệ phí môn bài phải nộp là 01 triệu đồng/năm.
– Nếu doanh thu hoạt động bán hàng online trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm thì lệ phí môn bài phải nộp là 500.000 đồng/năm.
– Nếu doanh thu hoạt động bán hàng online trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm thì lệ phí môn bài phải nộp là 300.000 đồng/năm.
Lưu ý:
– Cá nhân bán hàng online trong thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cả năm.
– Nếu sản xuất, kinh doanh trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
– Trường hợp không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
– Cá nhân hoạt động bán hàng online được miễn lệ phí môn bài khi có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng.
4. Biện pháp xử lý đối với các chủ thể có hành vi sai trái khi bán hàng qua facebook:
4.1. Xử lý hành chính:
Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối với hành vi bán hàng giả trên Facebook là phạt hành chính với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng và có thể lên đến 100 triệu đồng. Thậm chí nếu hành vi bán hàng giả trên Facebook có tính chất nghiêm trọng thì người bán hàng giả có thể bị xử lý hình sự.
Theo điểm e, khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hàng giả nhãn mác có nội dung sau đây, cụ thể: Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
Ngoài ra, tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã đưa ra quy định mức xử phạt cho hành vi này tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp, hàng giả là mỹ phẩm – vốn được rất nhiều tài khoản bán hàng trên facebook đăng bán với tần suất dày đặc thì mức phạt sẽ được nhân đôi. Do đó, số tiền phạt cao nhất có thể lên đến 100.000.000 đồng.
4.2. Xử lý hình sự:
Theo Điều 192
– Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Theo đó, khi số tiền thu lợi bất chính đạt được từ việc bán hàng qua facebook từ 50.000.000 đồng hoặc hành vi bán hàng nhái gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà mức hình phạt sẽ tăng theo. Nếu người phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì sẽ không áp dụng hình phạt tiền nữa mà sẽ bị áp dụng hình phạt tù, mức án từ 05 năm đến 10 năm tù.
Đặc biệt lưu ý rằng, nếu số tiền thu lợi bất chính vượt ngưỡng 500 triệu thì mức án phạt có thể lên tới 15 năm tù giam.