Việc vận chuyển các loại hàng có kích thước, trọng tải lớn đòi hỏi phải có phương tiện vận chuyển đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện và phù hợp với từng loại hàng. Vậy có thể hiểu việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là gì?
Mục lục bài viết
1. Hàng siêu trường, siêu trọng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư
– Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài như sau:
+ Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;
+ Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
+ Chiều cao lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét (chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên).
– Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời khi xếp lên phương tiện vận chuyển, mà có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.
Hàng hóa siêu trường, siêu trọng có đặc thù về kích thước và trọng lượng, thường bao gồm các thành phần công nghiệp lớn có thể kể đến như: máy móc, thiết bị xây dựng (máy đào, máy ủi, máy lu, máy xúc lật, máy cẩu, máy khoan, máy nghiền đá, máy biến thể,…); Cấu trúc công trình (trạm trộn bê tông, trạm biến áp, giàn giáo, đầm cầu trục, cầu trục, d, thép cấu kiện, đầm cầu, cánh quạt gió, ống thép, bồn composite, silo, bồn thép, kèo thép, cáp thép, thiết bị dẫn dầu khí,…).
Như vậy, có thể hiểu hàng siêu trường, siêu trọng là loại hàng có kích thước, trọng lượng lớn.
2. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu là gì?
Theo quy định pháp luật về hàng siêu trường, siêu trọng có thể hiểu vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là hoạt động vận tải được thực hiện để di chuyển các loại hàng hóa có kích thước và trọng lượng lớn hơn so với các hạn mức thông thường được quy định cho phương tiện vận tải và hệ thống đường bộ.
Như vậy, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu là hoạt động vận chuyển, di dời các loại hàng hóa có kích thước và trọng lượng lớn. Cụ thể là:
Vận chuyển hàng siêu trường (vận chuyển hàng quá khổ) là vận chuyển loại hàng không thể tháo rời khi xếp lên phương tiện vận chuyển, có kích thước lớn (theo quy định).
Vận chuyển hàng siêu trọng (Vận chuyển hàng quá tải) là vận chuyển các loại hàng không thể tháo rời khi xếp lên phương tiện vận tải, và có trọng tải từ 32 tấn trở lên.
* Các hình thức vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
– Vận chuyển bằng đường bộ;
– Vận chuyển bằng đường sông;
– Vận chuyển bằng đường biển.
3. Quy định về phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
Với những đặc điểm, đặc trưng về kích thước và trọng lượng của hàng siêu trường, siêu trọng, việc vận chuyển những loại hàng này phải có những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. Việc vận chuyển đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp và hỗ trợ từ các cơ quan quản lý giao thông để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển.
Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng là các loại phương tiện được thiết kế và chế tạo chuyên vận chuyển hàng hóa có khối lượng và kích thước cực lớn, có tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển và tuân thủ theo các điều kiện quy định ghi trong giấy phép lưu hành xe. Đây là những phương tiện đặc biệt được sử dụng trong các công trình, dự án cần di chuyển các thành phần có trọng lượng và kích thước vượt trội, như các khối lớn của nhà máy, trạm biến áp, giàn giáo, cầu, và các thiết bị công nghiệp.
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư
Đối với các rơ moóc (module) có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng. Phương tiện này phải cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.
4. Các loại phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
Các loại xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là các loại xe chuyên dụng, thường có nhiều trục và bánh xe để phân phối trọng lượng của hàng hóa và giảm áp lực lên mặt đường. Các phương tiện này 100% phải có giấy phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp.
* Đối với đường bộ:
– Xe kéo siêu trường: Là các đầu kéo được thiết kế đặc biệt để kéo các rơ moóc hoặc bánh xích có khả năng chịu trọng lượng lớn.
– Rơ moóc siêu trường siêu trọng: Đây là các rơ moóc được tạo ra để vận chuyển hàng hóa siêu trọng như các khối lớn, máy móc công nghiệp, hoặc vật liệu xây dựng cỡ lớn.
– Xe đặc biệt vận chuyển hàng siêu trọng: Bao gồm các phương tiện đặc biệt như xe chuyên dụng có bánh xích hoặc các phương tiện biến hình để di chuyển hàng hóa lớn vượt qua các rào cản.
– Một số loại xe có thể kể đến như:
+ Xe đầu kéo mooc lùn: kích thước thông dụng, chiều dài 12m rộng 3m3 chiều cao từ 50 Cm đến 1m; tải trọng từ 30 đến 50 Tấn.
+ Xe đầu kéo mooc sàn rút: Xe có kích thước thông thường, chiều dài 12m rộng 2m5 cao 1m5 (có khả năng rút dài lên đến 21m); tải trọng từ 25 đến 35 Tấn.
+ Xe đầu kéo mooc thủy lực (module thủy lực): Loại xe này có nhiều module có thể nối ghép với nhau với chiều cao có cơ chế nâng lên hạ xuống, chiều rộng 3m chiều dài không hạn chế và trọng tải không hạn chế.
* Đối với đường sông:
Một số phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường sông có thể kể đến như:
– Sà lan hầm;
– Sà lan bongton;
– Sà hã miệng;
Việc vận chuyển phải đảm bảo sức nâng của nước đối với phương tiện và hành hóa. Khi vận chuyển cần chằng, buộc hàng hóa an toàn trên sà lan. Ngoài ra, do hàng có kích thước và trọng lượng lớn nên 2 đầu bến phải có cẩu có tầm với và sức nâng phù hợp.
* Đối với đường biển:
Các tàu biển đặc biệt được thiết kế để vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng trên biển có thể kể đến như:
– Tàu container: Việc vận chuyển phải làm đúng chuẩn và đảm bảo tính cân bằng và an toàn, đặc biệt cần giấy chứng nhận lashing từ một đơn vị giám định khi đóng hàng.
– Tàu rời: Đây là loại phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường biển khá phổ biến.
– Tàu roro: Phương tiện này thường phù hợp với mặt hàng là những loại máy xây dựng, máy công trình nhập nguyên con và chạy trực tiếp lên tàu.
Tất cả các phương tiện này đều phải tuân thủ các quy định và giấy phép đặc biệt để vận hành, và việc vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng thường đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chuyên gia chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển.
5. Quy trình vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
Quá trình vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng là một quy trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự hợp tác giữa nhiều bên liên quan và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và giấy phép từ các cơ quan chức năng. Do đó, cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định kích thước và trọng lượng của hàng hóa.
Đây là bước đầu tiên, có vai trò quan trọng giúp xác định phương tiện và thiết bị cần thiết cho quá trình vận chuyển.
Bước 2: Lập kế hoạch vận chuyển.
Xác định tuyến đường, lịch trình, và các biện pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Điều này giúp xem xét tình trạng đường, cầu, và cơ sở hạ tầng khác trên tuyến đường dự kiến.
Bước 3: Thủ tục giấy tờ và giấy phép vận chuyển.
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và xin giấy phép cần thiết từ cơ quan chức năng, để đảm bảo không vượt qua các giới hạn kích thước và trọng lượng được cho phép.
Bước 4: Chuẩn bị phương tiện và thiết bị.
Phương tiện vận tải phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển (xe chuyên dụng, rơ moóc, tàu biển,…), các phương tiện này cần được kiểm tra và chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo chúng đủ sức mạnh và an toàn cho quá trình vận chuyển. Các thiết bị hỗ trợ như móc nối, bánh xích, hoặc cần cẩu cũng cần được kiểm tra và bảo dưỡng.
Bước 5: Vận chuyển hàng hóa.
Sau khi tất cả các phương tiện, giấy tờ và giấy phép đã được chuẩn bị, quá trình vận chuyển bắt đầu được tiến hành. Trong quá trình này, các biện pháp đặc biệt như việc đặt hàng hóa trên các rơ moóc siêu trường siêu trọng hoặc sử dụng bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào cần thiết sẽ được thực hiện.
Bước 6: Giám sát và bảo vệ giao thông.
Trong suốt quá trình vận chuyển, cần có sự giám sát liên tục, cần có sự hỗ trợ từ các nhóm chuyên nghiệp như đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, các đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định giao thông. Bảo vệ giao thông có thể được sử dụng để hỗ trợ việc điều tiết giao thông trên tuyến đường.
Xử lý sự cố (nếu có): Trường hợp có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển, cần có kế hoạch để xử lý tình huống một cách nhanh chóng và an toàn.
Bước 7: Hoàn thành quá trình vận chuyển.
Sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến đích, quá trình vận chuyển được hoàn thành. Cần kiểm tra lại hàng hóa để đảm bảo không có sự hỏng hóc hoặc thiệt hại nào xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Bước 8: Báo cáo và đánh giá.
Có thể thấy, quá trình vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng (hoàng quá khổ, quá tải) đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kỹ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để đảm bảo an toàn cho cả hàng hóa và người tham gia vào quá trình vận chuyển.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 07 tháng 09 năm 2015 quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hành hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.