Vận chuyển hàng hoá là một hoạt động phổ biến, đang phát triển và mang lại lợi ích cho nhiều người dân hiện nay. Vậy vận chuyển hàng hoá là gì? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vận chuyển hàng hoá?
1. Vận chuyển hàng hoá là gì?
Vận chuyển hàng hoá là một hoạt động trong ngành logistic, được hiểu là hoạt động giao – nhận hàng hoá và di chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Hiện nay, người ta thường thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hoá thông qua việc sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá với một đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ này.
Hiện nay, việc vận chuyển hàng hoá được thực hiện thông qua nhiều phương tiện, đường giao thông khác nhau như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không. Tuy nhiên, hiện nay vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ với những ô tô tải có sức chứa lớn có thể vận chuyển được nhiều hàng hoá trong một lần vận chuyển.
Việc vận chuyển hàng hoá hiện nay được thực hiện thông qua các phương thức sau:
– Ít hơn xe tải hay còn được gọi là LTL. Phương thức này được áp dụng cho các lô hàng từ 150 đến 15.000 pounds;
– Xe tải đầy tải: Xe tải đầy tải liên quan đến việc di chuyển hàng rời hoặc hàng pallet đủ lớn để biện minh cho việc sử dụng toàn bộ xe bán tải, điển hình là hơn 15.000 cân Anh;
– Một phần xe tải: Một phần xe tải là một lựa chọn tốt nếu lô hàng của bạn là hơn £ 5,000 hoặc 6 pallet;
– Intermodal: Vận tải liên vận thường dùng để chỉ vận chuyển với sự kết hợp của đường sắt và xe tải;
– Vận chuyển nhanh : Vận chuyển nhanh là các chuyến hàng quan trọng đến thời gian, trong đó hàng hóa phải được vận chuyển nhanh chóng. Vận chuyển hàng hóa nhanh nhất thường được vận chuyển bằng xe tải hoặc máy bay.
2. Quy định về vận chuyển hàng hoá hiện nay:
Vận chuyển hàng hoá là một hoạt động phổ biến hiện nay, do đó những hoạt động diễn ra trên thực tế đề được điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật có liên quan. Theo đó những quy định về vận chuyển hàng hoá hiện nay bao gồm:
2.1. Quy định về hàng hoá nguy hiểm:
Việc vận chuyển hàng hoá hiên nay không thể tránh khỏi trường hợp người vận chuyển hàng hoá phải vận chuyển những hàng hoá nguy hiểm. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP thì có 09 loại hàng hoá nguy hiểm mà người vận chuyển cần phải lưu ý, cụ thể:
– Loại 1: Chất và vật liệu gây nổ công nghiệp, chất nổ;
– Loại 2: Khí ga dễ và không dễ cháy, độc hại, không độc hại;
– Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy;
– Loại 4: Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy;
– Loại 5: Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa;
– Loại 6: Chất lây nhiễm và độc hại;
– Loại 7: Chất phóng xạ;
– Loại 8: Chất ăn mòn;
– Loại 9: Chất và hàng gây nguy hiểm khác.
Đối với những loại hàng hoá nguy hiểm này thì khi vận chuyển người vận chuyển phải đảm bảo vận chuyển một cách an toàn và phải được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
2.2. Quy định về giấy vận tải hàng hoá:
Giấy vận tải hay còn gọi là Giấy vận chuyển là một loại giấy tờ quan trọng mà người vận chuyển hàng hoá cần mang theo trên đường. Đây là loại giấy tờ chứng minh người vận chuyển được phép vận chuyển những hàng hoá cho phép theo quy định của đơn vị vận tải. Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT thì đối với giấy vận chuyển mà người vận chuyển hàng hoá cần mang theo khi lưu thông, vận chuyển hàng hoá trên đường cần phải đảm bảo các điều kiện cụ thể sau:
– Giấy vận tải là loại giấy tờ do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Tuy nhiên, trong trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải;
– Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
+ Giấy vận chuyển phải được ban hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vạn tải hàng hoá tự phát hành;
+ Các thông tin thể hiện trên giấy vận chuyển bao gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.
Lưu ý: kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 thì người vận chuyển hoặc đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá trên đường phải thực hiện cung cấp các thông tin tối thiểu như đã nêu trên của Giấy vận tải qua phần mềm khai báo của Bộ Giao thông vận tải trước khi điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá.
– Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải.
2.3. Quy định về kích thước hàng hoá được xếp lên xe trong quá trình vận chuyển:
Khi vận chuyển hàng hoá thì người vận chuyển cũng như đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá phải xếp hàng hoá cần vận chuyển lên phương tiện vận chuyển. Việc sắp xếp hàng hoá vận chuyển lên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng được quy định về kích thước hàng hoá được pháp luật hiện hành quy định.
Chẳng hạn như việc vận chuyển bằng đường bộ, người vận chuyển sẽ thực hiện vận chuyển hàng hoá bằng xe ô tô có thùng chở hàng hoặc mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đối với quãng đường vận chuyển ngắn. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư số
– Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc trong trường hợp thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét;
– Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe;
– Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét;
– Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
2.4. Quy định về thứ tự ưu tiện trong vận chuyển hàng hoá:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thì trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, người vận chuyển hàng hoá phải thực hiện vận chuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:
– Thứ nhất, hàng hóa vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thứ hai, nếu không thuộc trường hợp thứ nhất thì hàng hóa nhận trước được vận chuyển trước, hàng hóa nhận sau được vận chuyển sau.;
Lưu ý: đối với hàng hóa cùng nhận được vào một thời điểm thì theo thứ tự sau:
– Hàng nguy hiểm; thi hài, hài cốt;
– Động vật sống, hàng mau hỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng;
– Các loại hàng hóa khác không thuộc loại quy định trên do doanh nghiệp quy định.
2.5. Quy định về sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá:
Dịch vụ vận chuyển hàng hoá là việc người bán sử dụng dịch vụ vận chuyển của một bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá này để gửi hàng đến cho người nhận. Theo đó, khi sử dụng dịch vụ thì người gửi hàng và bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hoá sẽ phải ký kết Hợp đồng dịch vụ- một loại hợp đồng nhằm xác lập giao dịch dân sự. Và khi xác lập Hợp đồng dịch vụ thì các bên có một căn cứ pháp lý chung để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như có căn cứ để bảo đảm quyền lợi của mình. Theo đó, trong hợp đồng dịch vụ sẽ phải nêu rõ được thông tin của các bên giao kết hợp đồng, thông tin hàng hoá, thông tin của người nhận hàng, thời gian nhận hàng và thời gian giao hàng, quyền lợi, nghĩa vụ cũng như cam kết của các bên.
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 47/2022/NĐ-CP thì kể từ ngày 01/9/2022 người gửi hàng nếu lựa chọn việc vận chuyển hàng hoá của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
Trên đây là một số những quy định cơ bản của pháp luật về vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra, pháp luật hiện hành còn có những quy định cụ thể khác trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá như: nguyên tắc giao nhận hàng hoá, vận chuyển hàng hoá quá khổ- quá tải,…tại những văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, Luật Dương Gia chỉ nêu ra một số quy định nổi bật nhất về vận chuyển hàng hoá.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/1/2020 Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Nghị định số 47/2022/NĐ-CP của Chỉnh phủ ban hành ngày 19/7/2022 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải ban hành ngày 07/9/2015 Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.