Vận chuyển động vật khi giấy chứng nhận kiểm dịch hết hạn sử dụng. Quy định về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.
Vận chuyển động vật khi giấy chứng nhận kiểm dịch hết hạn sử dụng. Quy định về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi: xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y khi giấy chứng nhận kiểm dịch động vật trên cạn lưu thông trong nước hết giá trị? Ví dụ. Cấp ngày 01/1/2016 có giá trị đến 15h00 phút ngày 02/1/2016. Thời điểm kiểm tra vi phạm là 18h phút ngày 2/1/2016. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT.
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 9 Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong nước như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với chủ động vật, sản phẩm động vật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển trước và sau khi kiểm dịch;
b) Trốn tránh việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông trên tuyến đường đi.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh động vật, sản phẩm động vật sai mục đích ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đúng lộ trình bắt buộc khi đi qua vùng có dịch.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch bằng động vật, sản phẩm động vật chưa được kiểm dịch;
b) Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đúng chủng loại, số lượng được ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch;
c) Tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoặc thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển.
>>> Luật sư tư vấn giấy kiểm dịch vận chuyển động vật: 1900.6568
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện việc kiểm dịch hoặc kiểm dịch lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch.”
Theo quy định pháp luật khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn thì bạn có giấy chứng nhận kiểm dịch. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra hành chính thì giấy chứng nhận kiểm dịch hết thời hạn sử dụng, đây được coi là hành vi vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên cạn không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Ngoài ra động vật và sản phẩm động vật của bên bạn sẽ buộc phải thực hiện kiểm dịch lại, trong trường hợp kiểm dịch lại mà phía bên kiểm dịch phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm thì số lượng động vật, sản phậm động vật trên cạn này sẽ bị tiêu hủy.
Tuy nhiên, động vật, sản phẩm động vật trên cạn bạn vận chuyển hoặc kinh doanh phải thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch được quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT.