Hệ thống pháp luật về cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp là phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và vấn đề cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp nói riêng.
Mục lục bài viết
1. Vai trò của pháp luật về cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp:
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của con người, có vai trò quan trọng trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị... Do vậy, pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Pháp luật về cho thuê đất để thực hiện dự án trong khu công nghiệp để hiện thực hóa các, chính sách của Đảng về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Sau khi các chủ trương, đường lối của Đảng ra đời, Nhà nước đã thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật về cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp.
Hệ thống pháp luật về cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp là phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và vấn đề thuê đất trong khu công nghiệp nói riêng.
Thứ nhất, pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung mà các chủ thể buộc phải tuân thủ khi có hành vi tác động đến việc thuê đất, cho thuê đất, ghi nhận mối quan hệ về đất đai, là cơ sở để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất được thuê để thực hiện dự án trong Khu công nghiệp của chủ thể được thuê đất với các Bên khác. Pháp luật cho thuê đất góp phần khai thác nguồn lực từ đất đai, chuyển nguồn tài chính tiềm năng thành nguồn tài chính hiện thực cho đầu tư phát triển của các đơn vị kinh tế.
Thứ hai, pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính... để buộc các chủ thể thuê đất để thực hiện dự án trong khu công nghiệp và các chủ thể có liên quan phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình liên quan đến thuê đất và cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp.
Thứ ba, pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng đất trong khu công nghiệp. Các cơ quan, nhà nước có quyền yêu cầu các tổ chức cá nhân tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật về cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp. Thực hiện quản lý đất đai của nhà nước, là căn cứ để xây dựng các quyết định cụ thể về đăng ký, theo dõi biến động, kiểm soát các giao dịch về đất đai cũng như yêu cầu nộp các nghĩa vụ tài chính, yêu cầu xử lý vi phạm...của chủ thể được thuê đất trong khu công nghiệp, tạo tiền đề hình thành thị trường bất động sản công khai, lành mạnh tránh thao túng hay đầu cơ trái phép bất động sản.
Thứ tư, pháp luật quy định cơ chế, trình tự, thủ tục xử lý các vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp liên quan đến cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp. Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về cho thuê đất nói chung và cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp nói riêng là một thủ tục đòi hỏi người xử lý, giải quyết tranh chấp phải tuân thủ nghiêm trình tự, thủ tục mới hiệu quả.
Thứ năm, pháp luật là công cụ để bảo đảm thực hiện pháp luật về cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp. Góp phần khuyến khích đầu tư, ổn định chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Pháp luật về thuê đất để thực hiện dự án trong Khu công nghiệp còn góp phần vào việc bảo vệ đất đại gắn với phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Theo đó, phát triển bền vững khu công nghiệp là việc phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển khu công nghiệp trong tương lai, là sự phát triển theo hướng cân bằng giữa ba tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường, tức là phát triển hiệu quả kinh tế, phát triển hài hòa về mặt xã hội, nâng chất lượng cuộc sống của người lao động; khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Pháp luật về thuê đất đã quy định những việc cá nhân, tổ chức, cơ quan được làm và không được làm, có chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm Luật Đất đai. Những nội dung về quy hoạch khu công nghiệp được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý. Trình tự, thẩm quyền, hình thức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về cho thuê đất để thực hiện các dự án trong khu công nghiệp muốn có hiệu quả phải đi đôi với các ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong khu công nghiệp thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, tạo động lực để đảm bảo các chủ thể sẽ thực hiện nghiêm chỉnh .
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về cho thuê đất trong Khu công nghiệp:
2.1. Yếu tố Chính trị:
Đường lối, chính sách của Đảng là những quan điểm, phương hướng có tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước trên tất cả lĩnh vực. Trong quan hệ với pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chủ đạo, quyết định nội dung của pháp luật. Vì thế, trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật phải thể hiện đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng. Trong xã hội mặc dù Nhà nước là cơ quan quản lý những việc đề ra các chủ trương, đường lối và quyết định vấn đề nhân sự cao cấp trong bộ máy của các CQNN lại phụ thuộc khá nhiều vào chế độ chính trị và vai trò của đảng cầm quyền. Ở các quốc gia phát triển, cơ chế đảng cầm quyền gắn liền với cơ chế tổ chức vận hành quyền lực nhà nước. Đảng cầm quyền mặc dù không trực tiếp ra quyết định về quản lý nhà nước nhưng thông qua việc thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực của đảng cầm quyền chi phối quyền lực nhà nước . Pháp luật về thuê đất phải thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng. Dựa vào căn cứ này, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thuê đất trong quan hệ cho thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng phải hướng vào việc bảo đảm các quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất thuê.
Chính ý chí và sự quyết tâm của đảng cầm quyền sẽ được các cơ quan quyền lực nhà nước thể chế hoá thành pháp luật về đất đai, đưa ngành công nghiệp trở thành ngành phát triển mạnh mẽ, kêu gọi được Nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về khu công nghiệp khi được ban hành.
2.2. Yếu tố Kinh tế:
Yếu tố kinh tế có sự ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đến việc hình thành, xây dựng các chính sách, quy định của pháp luật, đặc biệt là lĩnh vực đất đai. Những nơi có trình độ kinh tế – xã hội phát triển, các tổ chức, cá nhân sẽ có ý thức hơn về việc xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa giải quyết tranh chấp và sẽ cần có pháp luật để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa đó, đồng thời cũng sẽ có điều kiện giành nhiều nguồn lực hơn cho việc xây dựng pháp luật.
Phát triển kinh tế thị trường luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, đòi hỏi các cơ quan hành chính phải không ngừng cải tiến lề lối làm việc, đội ngũ công chức, viên chức phải có năng lực, trình độ, có trách nhiệm với công việc, tận tụy và phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân với tư cách là những khách hàng của nền hành chính, đầu tư nguồn lực để xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ không theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, nhiều quy định thiếu thực tế lại chậm đổi mới, dẫn đến một số văn bản ra đời không theo kịp yêu cầu của cuộc sống...
2.3. Yếu tố hợp tác quốc tế:
Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài, tiếp giáp với Biển Đông, là một trong những tuyến vận chuyển hàng hải trọng yếu trên thế giới. Khoảng 40% hàng hóa vận chuyển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương đi qua Biển Đông trước khi đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Nhờ vị thế địa lý thuận lợi, Việt Nam là điểm trung chuyển hàng hóa nhập khẩu từ các nước châu Á và hàng xuất khẩu sang Mỹ và EU qua khu vực. Với lợi thế chiến lược này, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển các KCN, KCX nhờ việc tận dụng lợi thế từ nhiều cảng biển nước sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa và ngành công nghiệp logistics phát triển nhanh
Trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang là một trong những điểm đến được đa số các Nhà đầu tư lựa chọn để đặt các cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa khi mà Trung Quốc không còn là quốc gia được nhiều nhà đầu tư hướng tới . Việt Nam là một trong những địa điểm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài để giúp nhà đầu tư cắt giảm một phần các chi phí, bên cạnh đó, Bắc Ninh là một tỉnh thuộc phía Bắc Việt Nam, nơi có giao thông thuận lợi, là một trong 5 tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư tại khu công nghiệp, vì vậy, Bắc Ninh đã và đang là địa điểm lý tưởng để thu hút, đón đầu các làn