Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Vai trò của Mặt trận tổ quốc. Nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta hiện nay. Sự qui định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống. Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận. Cùng tìm hiểu về Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Vị trí của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Theo Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã cho chúng ta thấy rõ vị trí của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Vai trò của Mặt trận tổ quốc
Là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sau đây gọi là Mặt trận) là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Quy định này xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề lịch sử – truyền thống, từ thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà do chính nhân dân và lịch sử thừa nhận. Nhiều Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam (Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII; Nghị quyết Trung ương 7, khoá IX) đều khẳng định tầm quan trọng, vai trò, vị trí của Mặt trận trong sự nghiệp cách mạng. Thể chế hoá các quan điểm của Đảng, Hiến pháp 1992 – sửa đổi, bổ sung năm 2001 và
Điều 9,
Từ vai trò nói trên của Mặt trận, đặc biệt là vai trò trong tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang góp phần xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Việc thực hiện vai trò này thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân cũng như cơ sở chính trị của cả hệ thống chính trị.
Trong lịch sử Đảng ta, từ khi có Đảng là có Mặt trận với tư cách là cơ sở chính trị – xã hội của Đảng, là nơi tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giành chính quyền. Ngay sau khi nhân dân giành được chính quyền, Mặt trận đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của Đảng, chính quyền và của cả hệ thống.
Tuy vai trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị có khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm mục đích chung là: phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Sức mạnh của cả hệ thống không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh của từng bộ phận mà ở cả sức mạnh trong mối quan hệ liên kết gắn bó hữu cơ với nhau: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có vai trò rất quan trọng trong củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, gắn bó mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đây là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, trải qua nhiều chặng đường và tồn tại nhiều thành phần kinh tế, do vậy trong xã hội còn có sự khác nhau giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội, các tôn giáo… Những biến đổi về cơ cấu giai cấp và thành phần xã hội đang đặt ra cho công tác vận động quần chúng nói chung và công tác mặt trận nói riêng những vấn đề mới từ nhu cầu liên minh, mở rộng và tập hợp các lực lượng yêu nước.
Trong khi đó, các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” và nhiều âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Điều này đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới cho công tác mặt trận nhằm bảo đảm cơ sở chính trị ổn định, đoàn kết cho cả hệ thống chính trị.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận.
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lãnh đạo cả hệ thống chính trị, nhưng Đảng cũng là một thành viên của Mặt trận và tham gia một cách bình đẳng và có nghĩa vụ như mọi thành viên khác của Mặt trận. Trong quá trình tham gia hoạt động của Mặt trận, người đại diện của Đảng có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ, thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động trong các hoạt động của Mặt trận. Mặt khác, các cấp ủy đảng phải giáo dục đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên trong khối hiệp thương của Mặt trận thoả thuận và tích cực tham gia công tác mặt trận tại khu dân cư, nơi cư trú.
Thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận, tham gia Mặt trận, lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các thành viên Mặt trận và của các tầng lớp nhân dân. Hơn nữa, Đảng phải tuyên truyền, vận động, thuyết phục Mặt trận cũng như các thành viên; tổ chức kiểm tra các hoạt động và bằng chính sự gương mẫu của đảng viên trong các hoạt động thực tiễn. Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận, thông qua Đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận và thông qua đại diện của cấp ủy đảng tham gia Ủy ban Mặt trận cùng cấp. Đảng chăm lo bồi dưỡng cán bộ và giới thiệu những đảng viên có phẩm chất, có tín nhiệm trong các tầng lớp nhân dân, có năng lực để làm công tác mặt trận để Mặt trận chọn, cử theo đúng Điều lệ.
Đảng lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên trong tổ chức Mặt trận cũng như sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho Mặt trận không ngừng được củng cố và mở rộng cả về mặt tổ chức cũng như hoạt động.
Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và hoạt động sáng tạo của Mặt trận cũng như các thành viên khác thuộc Mặt trận; lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận đối với sự lãnh đạo của Đảng và đối với cán bộ, đảng viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ truyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng; thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với chức năng, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và Mặt trận cũng như mối quan hệ khăng khít giữa các tổ chức này cùng thực tiễn lịch sử từ ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến nay cho thấy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là cần thiết và mọi thành viên tham gia Mặt trận đều tự giác thừa nhận. Ngược lại, Mặt trận cũng có vai trò nhất định trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong việc tạo lập cơ sở chính trị – xã hội ổn định, đoàn kết cho sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ ba, xuất phát từ mối quan hệ giữa Mặt trận với Nhà nước.
Là những bộ phận quan hệ hữu cơ với nhau trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quan hệ hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy nhà nước hiện nay là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể nhân dân. Theo đó, cần “thực hiện thành nền nếp việc Đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến của Mặt trận về những quyết định, chủ trương lớn”(2) ngày một chặt chẽ và cụ thể hơn.
Trong xây dựng và đổi mới bộ máy nhà nước, Mặt trận có vai trò quan trọng, được quy định trong Hiến pháp, như: Điều 9 quy định về cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; khoản 1 Điều 84 về quyền “trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội” của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc; khoản 8 Điều 96 yêu cầu Chính phủ phải phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; các Điều 101, Điều 116 về quyền nghe báo cáo của Chính phủ, chính quyền các cấp(3).
Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng và đổi mới bộ máy nhà nước cũng được quy định rõ trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 9/6/2015, như: tham gia tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử… (Điều 19); cử đại diện tham gia Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia, Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng thi tuyển kiểm sát viên sơ cấp, kiểm sát viên trung cấp, kiểm sát viên cao cấp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì lựa chọn, giới thiệu người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để Hội đồng nhân dân bầu làm Hội thẩm nhân dân (Điều 20); tham gia xây dựng pháp luật (Điều 21); tham dự các kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Ủy ban nhân dân (Điều 22); tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Điều 24) và tham gia góp ý, kiến nghị với Nhà nước (Điều 25)(4).
Như vậy, với trách nhiệm của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân và vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện dân chủ, quyền làm chủ; bầu ra cơ quan dân cử, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách; đóng góp ý kiến với cơ quan nhà nước các cấp; vận động nhân dân xây dựng các quy ước, quy chế trên địa bàn cư trú về các vấn đề liên quan đến đời sống, nghĩa vụ và lợi ích của công dân phù hợp với pháp luật; đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, gây phiền hà cho dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của dân.
Thứ tư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị qua thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội.
Một trong những chức năng của Mặt trận Tổ quốc là thực hiện giám sát và phản biện xã hội. Đây là những chức năng đặc thù, song có tầm quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước cũng như hệ thống chính trị ở nước ta. Văn kiện các Đại hội X, XI của Đảng đều khẳng định cần phát huy vai trò, có cơ chế, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội. Ngày 12/12/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 217/QĐ-TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội. Đây là những cơ sở quan trọng để cụ thể hóa về chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc.
Về giám sát xã hội: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Chương V, trong đó quy định rõ tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát (Điều 25); đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát (Điều 26); hình thức giám sát (Điều 2)…
Theo đó, đối tượng giám sát là “cơ quan nhà nước, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức” và nội dung giám sát là “việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Về phản biện xã hội: tại Chương VI, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy định rõ về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận. Theo đó, đối tượng phản biện xã hội là dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nội dung là sự cần thiết, sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của dự thảo văn bản; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân, tổ chức.
Như vậy, qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận sẽ góp phần tích cực trong xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước cũng như hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
Thứ năm, với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính trị, quá trình xây dựng và hoàn thiện tổ chức cũng như đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội khác một cách hiệu quả, thiết thực chính là góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị. Bởi lẽ, hệ thống chỉ mạnh khi các thành viên vững mạnh, hoạt động có hiệu quả trong mối quan hệ với các bộ phận khác trong hệ thống như quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu, khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Với tư cách là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức thành viên có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phải luôn tự hoàn thiện, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, qua đó bảo đảm là cơ sở chính trị của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị, tham gia xây dựng và hoàn thiện từng bộ phận cũng như cả hệ thống.
3. Nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
1. Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định trong Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là:
– Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân;
– Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật.
– Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Các cấp uỷ đảng và các cấp chính quyền tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cử tri và nhân dân; định kỳ nghe ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với cuộc sống. Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc, Quy chế dân chủ ở từng địa phương, ngành và cơ sở, để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
– Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.
– Cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
– Tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ nhiệm vụ chung của Mặt trận Tổ quốc nêu trên, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc từng cấp căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ và tình hình cụ thể của mỗi địa phương để đề ra chương trình hành động cho Mặt trận cấp mình trong mỗi kỳ Đại hội, hay chương trình phối hợp thống nhất hành động từng năm một cách phù hợp và có tính khả thi.
2. Phương hướng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong những năm tới là: Tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố mở rộng tổ chức và hoạt động, đồng thời đổi mới và nâng cao chất lượng mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội; tích cực, chủ động, sáng tạo, tập hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cương và ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế -xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Chức năng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
MTTQVN với tư cách là thành viên của hệ thống chinh trị có chức năng, nhiệm vụ riêng và tồn tại, hoạt động trong mối quan hệ với các thành viên khác của hệ thống chính trị. Chức năng, nhiệm vụ của MTTQVN do tinh chất của một tổ chức liên minh chinh tại và vai trở chinh trị xã hội của Mặt trận quy định. Các chức năng cơ bản của MTTQVN gồm:
Chức năng đại diện cho lợi ich của nhân dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho các thành viên,
Chức năng tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Chức năng tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đàng, chinh sách, pháp luật của nhà nước. Chức năng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và cùng cổ chinh quyền nhân dân, Chức năng tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chinh sách, pháp luật của nhà nước.
Chức năng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cổ chinh quyển nhân dân.
Chức năng giảm sát và phản biện xã hội
Các chức năng của MTTQVN tồn tại trong mối quan hệ khăng khít của một chinh thể thực thi quyển lực của nhân dân. Mỗi quan hệ này thể hiện vai trò chính trị và vai trò xã hội của Mặt trận TQVN: là cầu nổi quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội thi Mặt trận cũng sẽ thực hiện tốt các chức năng kia và ngược lại.
Trong các chủ thể giảm sát và phản biện xã hội thì MTTQVN là chủ thể đặc biệt và nhiễu tiềm năng nhất hội tụ những yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, cũng cần thấy rằng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận cũng gặp trở ngại ngay tử vị thế khách quan của mình: do Đảng thành lập và lãnh đạo, tổn tại và hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Trở ngại này chỉ có thể khắc phục bằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền mà trong đó mọi quan hệ trong hệ thống chính trị đều điều chinh bằng luật pháp và sự trưởng thành của xã hội dân sự, khi quyền dân sự về chế ước quyển lực nhà nước trở thành nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
4.1.1 Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ VN
A,. Hoạt động giảm sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Giám sát của MTTQVN là việc quan sát, phát hiện, xem xét, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và cản bộ, công chức, đảng viên trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các chương trình, dự án, để án và quy chế, quy định có hiệu lực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức, lối sống của cản bộ, công chức, đảng viên.
Mục đích hoạt động giảm sảt của MTTQVN là cùng với công tác giảm sát, kiểm tra, thanh tra Nhà nước nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, làm cho bộ máy Đảng, cơ quan Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động ngày tmg có hiệu lực, hiệu quả để thực thi quyền lực của của nhân dân.
Đổi trượng giảm sảt của MTTQVN và các tổ chức thành viên bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức đảng, cản bộ, công chức, đảng viên, đại biểu dân cử.
Cơ chế hoạt động giảm sát của Uỷ ban MTTQVN: vận động nhân dân giảm sát, tham gia giảm sát với cơ quan dân cử và tự minh giám sát.
4.1.2 Hoạt động phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Phản biện xã hội của MTTQVN là hoạt động nhận xét, thẩm định, kiến nghị của Mặt trận đối với các dự thảo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các dự án, để án của cơ quan có thẩm quyền trước khi han hành.
Mục đích, ý nghĩa của phân biện xã hội là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng, hoạch định chủ trương, chính sách của Đáng, pháp luật Nhà nước.. Để thực hiện phản biện, MTTQ phải đặt ra một số yêu cầu sau đây:
Một là, việc phản biện xã hội phải được coi là một trong những nhiệm vụ công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng- cùng cổ chính quyền.
Hai là, phản biện xã hội phải bảo đảm tinh nhân dân, tinh trung thực, khách quan và tính xây dựng
Ba là, ý kiến phản biện của MTTQVN phải được cơ quan, tổ chức là chủ dự án phúc đáp.
Phân biện xã hội tham gia vào quả trình hoạch định các chủ trương, chinh sách và bao hàm cả quả trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, nếu phản biện dược làm tốt ngay từ quả trình khởi thảo các chủ trương, chinh sách, dự án… thì nó sẽ đâm bảo tinh khoa học và dễ đi vào cuộc sống hơn, tránh được sự trả giả từ thực tiễn về sự lãng phi thời gian, nhân lực, vật lực và nguy cơ bỏ qua cơ hội phát triển của đất nước.
Vì lý do này cùng với điều kiện thực tiễn hiện nay, hoạt động phản biện xã hội của MTTQVN tập trung vào hoạt động nhận xét, thẩm định, kiển nghị đối với các dự thảo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các dự án, đề án của cơ quan có thẩm quyền trước khi ban hành. Quá trình tổ chire thực hiện, qua giảm sảt thấy có vấn để phát sinh, cần điểu chimk hi Mặt trận có thể phản biện với hình thức kiến nghị, khuyến cáo đổi với cơ quan có thẩm quyền.
Về phạm vi phán biện xã hội không có giới hạn (bởi vi nhân dân ủy quyền đến đâu thi Mặt trận có quyền giám sát và phản biện tới đó) nhưng thực tế Mặt trận không thể phản biện tất cả mọi vấn đề do hạn chế về nhân lực, thời gian và các điều kiện khác. Vì vậy, Mặt trận nên hướng vào phạm vi phản biện là dự thảo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của người đân; đến tổ chức và cản bộ, đến quyền và trách nhiệm của MTTQVN, các tổ chức thành viên của Mặt trận. Do yêu cầu thực tiễn mà UBMT từng cấp có thể lựa chọn những vấn để cần thiết ở cấp minh, ở địa