Vai trò và hạn chế của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, mời các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
- 1 1. Kế toán hành chính sự nghiệp là gì?
- 2 2. Đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
- 3 3. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho những đối tượng nào?
- 4 4. Vai trò của công tác kế toán hành chính sự nghiệp:
- 5 5. Hạn chế của kế toán hành chính sự nghiệp:
- 6 6. Nhiệm vụ của công tác kế toán hành chính sự nghiệp:
1. Kế toán hành chính sự nghiệp là gì?
Kế toán hành chính sự nghiệp được hiểu là người có trách nhiệm chấp hành, quản lý về mặt ngân sách, điều hành những hoạt động về mặt kinh tế và mặt tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (ví dụ như bệnh viện, trường học, ủy ban,…). Để có thể quản lý chủ động và hiệu trong vấn đề các khoản chi tiêu, các đơn vị hành chính sự nghiệp cần phải lập dự toán. Nhà nước sẽ cấp kinh phí cho từng đơn vị dựa trên báo cáo dự toán.
2. Đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
Đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị, cơ quan hoạt động trên nguồn kinh phí do cấp trên cấp hoặc do ngân sách Nhà nước cấp phát hoặc bằng những nguồn kinh phí khác chẳng như hội phí, học phí, kinh phí được tài trợ, các nguồn kinh phí đã được thu từ hoạt động kinh doanh, các dịch vụ phục vụ những nhiệm vụ của Nhà nước và trong đó chủ yếu là các hoạt động về chính trị – xã hội.
3. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho những đối tượng nào?
Các đối tượng áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đó là: Cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo về chi đầu tư và chi thường xuyên được vận dụng trên cơ chế tài chính ví như các doanh nghiệp, khi các điều kiện về quy định hiện hành đã được đáp ứng đầy đủ, chế độ kế toán doanh nghiệp sẽ được áp dụng); tổ chức, đơn vị khác không sử dụng hoặc có sử dụng ngân sách Nhà nước (đơn vị hành chính, sự nghiệp).
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo về mặt chi đầu tư và chi thường xuyên sẽ được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, nếu như đơn đặt hàng của Nhà nước được thực hiện hoặc có sự tiếp nhận về viện trợ không hoàn lại của nước ngoài hoặc có nguồn phí đã được khấu trừ, để lại thì cần phải lập thành báo cáo quyết toán được quy định tại Phụ lục 04 của Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ngày 10/10/2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
4. Vai trò của công tác kế toán hành chính sự nghiệp:
Dưới sự quản lý của Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng đã từng bước được kiện toàn, đóng góp không hề nhỏ vào trong công cuộc đổi mới về kinh tế – xã hội. Vai trò chủ đạo của mình được thực hiện, kinh tế Nhà nước luôn luôn cần phải được đổi mới, nâng cao hiệu và phát triển. Muốn làm được điều này, trước hết từng bộ phận trong nền kinh tế nhà nước cần phải làm tốt vai trò của mình, trong đó có các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị quản lý ví dụ như kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ,.… hoạt động bằng các nguồn kinh phí khác như phí, lệ phí, thu sự nghiệp, hoạt động kinh doanh hay viện trợ không được hoàn lại hoặc nguồn kinh phí do Nhà nước cấp phát. Chính vì vậy, các khoản chi tiêu của mình được quản lý và chủ động, các đơn vị hành chính sự nghiệp hàng năm cần phải lập dự toán cho mỗi khoản chi tiêu đó. Ngân sách Nhà nước sẽ cấp phát kinh phí cho các đơn vị dựa vào bản dự toán. Do đó, vai trò của kế toán rất quan trọng không chỉ đối với chính bản thân của đơn vị mà đối với ngân sách Nhà nước.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp trong quá trình hoạt động phải có trách nhiệm chấp hành các quy định của Luật ngân sách nhà nước, những tiêu chuẩn về định mức, những quy định do Nhà nước ban hành về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Cụ thể, các yêu cầu cần phải được đáp ứng về quản lý về mặt kinh tế – tài chính, tăng cường công tác quản lý kiểm soát chi quỹ ngân sách Nhà nước, công tác quản lý về tài sản công, chất lượng công tác kế toán được nâng cao và vấn đề quản lý trong các đơn vị hành chính sự nghiệp được hiệu quả. Chính vì vậy, trong đơn vị hành chính sự nghiệp công tác kế toán cần phải được đảm bảo về tính thống nhất giữa yêu cầu về quản lý của nhà nước với kế toán và đơn vị; Đảm bảo có sự thống nhất về phương pháp và nội dung kế toán đối với những chế độ kế toán đang hiện hành của Nhà nước; Tính chất phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị phải được đảm bảo.
5. Hạn chế của kế toán hành chính sự nghiệp:
Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và các cách hạch toán trước đây theo quyết định số 19/2016/QĐ-BTC và Thông tư số 185/210/TT-BTC có nhiều những sự thay đổi do đó mà quá trình hạch toán gặp nhiều vướng mắc và khó khăn và cũng không được giải đáp một cách kịp thời. Cách hạch toán theo hướng dẫn của TT107/2017/TT-BTC vẫn chưa có sự thống nhất trong các yêu cầu của cấp trên. Có một số nghiệp vụ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cấp trên Mặc dù nghiệp vụ đó đã hạch toán đúng theo TT107/2017/TT-BTC. Ngoài ra các chỉ tiêu báo cáo cũng chưa có sự thống nhất, có các biểu mẫu vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu của kho bạc vì vậy phải tốn rất nhiều thời gian cho việc làm bằng tay ở bên ngoài. Khi thực hiện Thông tư 107/2017/TT-BTC sẽ có một số vướng mắc mà các đơn vị gặp phải trong việc hạch toán tài sản cố định, chi thu nhập tăng thêm, nguồn cải cách tiền lương, các hoạt động liên doanh hay liên kết và báo cáo kết quả hoạt động cũng như báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nguồn cái cách tiền lương cũng được hình thành tôi nhiều nguồn khác nhau chẳng hạn như nguồn thu sản xuất kinh doanh, dịch vụ hay từ nguồn thu phí được trích khấu trừ, để lại… Nhưng mỗi nguồn lại được quản lý và hạch toán vào các tài khoản khác nhau theo những quy định của hiện nay.
Trong Thông tư 107/2017/TT-BTC vẫn còn những nội dung quan trọng nhưng vẫn chưa được hướng dẫn, chẳng hạn như: việc hạch toán dự phòng và các hoạt động mang tính chất kinh doanh sản xuất và dịch vụ tại cơ quan nhà nước, hay việc hướng dẫn hoàn thuế thu nhập cá nhân, cũng như việc xử lý các nguồn thu được để lại và cách hạch toán ngoại tệ.
6. Nhiệm vụ của công tác kế toán hành chính sự nghiệp:
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kết hợp với quá trình hội nhập nền kinh tế, càng làm đa dạng, phong phú những hoạt động sự nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế – xã hội. Tuy vậy, cần phải có những giải pháp và phương hướng phù hợp sao cho các hoạt động sự nghiệp có thể thực sự vận hành được theo cơ chế thị trường. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại những đơn vị là một trong những giải pháp đang được quan tâm.
Để công tác quản lý kinh tế tài chính thực sự có hiệu lực, công tác kế toán hành chính sự nghiệp cần phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu cụ thể như sau:
– Ghi chép, phản ánh sao cho kịp thời, đầy đủ và chính xác nhất; cần phải có hệ thống tình hình luân chuyển, sử dụng vât tư, tiền vốn, tài sản, quá trình tạo ra và sử dụng nguồn kinh phí, quá trình và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh tại mỗi đơn vị;
– Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành của quá trình dự toán thu, chi; Tình hình những chỉ tiêu kinh tế tài chính được thực hiện và những định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước; Kiểm tra quá trình quản lý và sử dụng những loại tài sản vật tư ở các đơn vị; Kiểm tra quá trình chấp hành về kỷ luật thu và nộp ngân sách, chấp hành về kỷ luật thanh toán, chế độ các chính sách Nhà nước;
– Quan sát, theo dõi tình hình của việc phân phối kinh phí đến những đơn vị dự toán ở cấp dưới, tình hình việc chấp hành về dự toán thu, chi và quyết toán của những đơn vị ở cấp dưới;
– Lập, nộp đúng theo thời hạn những bản báo cáo tài chính đến các cơ quan quản lý ở cấp trên và các cơ quan tài chính theo đúng quy định, cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng dự toán, các định mức chi tiêu; Đánh giá hiệu quả sử dụng của những nguồn kinh phí tại các đơn vị.
Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, những yêu cầu mà công tác kế toán hành chính sự nghiệp cần phải đáp ứng được là:
– Phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ sao cho chính xác và toàn diện các khoản vốn, kinh phí, quỹ, tài sản và các hoạt động về mặt kinh tế, tài chính phát sinh tại các đơn vị;
– Phải thống nhất chỉ tiêu kinh tế phản ánh với dự toán về cả phương pháp và nội dung;
– Trong báo cáo tài chính số liệu phải được ghi dễ hiểu, rõ ràng, đảm bảo những thông tin cần thiết về tình hình tài chính cho các nhà quản lý;
– Tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp tiết kiệm, gọn nhẹ và có hiệu quả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành