Xóa đói giảm nghèo luôn là một bài toán nan giải ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tùy vào từng đặc điểm phát triền mà mỗi quốc gia an hành những chính sách xóa đói giảm nghèo khác nhau. Để hiểu thêm chính sách xóa đói giảm nghèo, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về vai trò, hạn chế của chính sách xóa đói giảm nghèo và lấy ví dụ minh họa.
Mục lục bài viết
1. Chính sách xóa đói giảm nghèo là gì?
1.1. Nghèo đói và những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói:
Nghèo đói là một vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng đến một bộ phận lớn dân số thế giới và biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như thiếu thu nhập và tài sản sản xuất để đảm bảo sinh kế bền vững, nạn đói và suy dinh dưỡng, tình trạng vô gia cư, thiếu hàng hóa lâu bền, bệnh tật, thiếu tiếp cận với nước sạch, thiếu giáo dục, tuổi thọ thấp, sự loại trừ và phân biệt đối xử trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và bà mẹ cao và thiếu sự tham gia vào quá trình ra quyết định. Vì nghèo đói có tác động xấu đến hạnh phúc của con người nên việc xóa bỏ nghèo đói được xác định là một chiến lược, chính sách tác động đến các phạm trù đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của loài người.
Nguyên nhân gây ra nghèo đói ở những quốc gia này rất phức tạp và bao gồm việc theo đuổi các chính sách kinh tế không dành cho người nghèo; thiếu khả năng tiếp cận thị trường và các cơ hội kiếm thu nhập có ý nghĩa; hỗ trợ công không đầy đủ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ thông qua các sáng kiến như tín dụng lãi suất thấp và đào tạo kỹ năng; thiếu cơ sở hạ tầng; sử dụng rộng rãi công nghệ lạc hậu trong nông nghiệp; sự bóc lột các cộng đồng những người nghèo của giới nhà giàu; thiếu nguồn tài chính cho các chương trình hỗ trợ người nghèo; vốn nhân lực thấp; xung đột và xung đột xã hội; thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất như đất đai và vốn; bẫy tài chính; và những thất bại trong quản trị.
1.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo được hiểu như thế nào?
– Chính sách xóa đói giảm nghèo là tập hợp các định hướng và giải pháp của Nhà nước để điều chỉnh hoạt động kinh tế – xã hội nhằm tạo điều kiện cho những người đang sống dưới tiêu chuẩn tối thiểu của xã hội sớm được cải thiện hơn, từng bước đạt mức sống cao hơn tiêu chuẩn tối thiểu của xã hội.
Chính sách xoá đói giảm nghèo được tổ chức với mục đích nhằm giảm bớt tình trạng nghèo ở các vùng, các khu vực khó khăn. Các chính sách xoá đói giảm nghèo thường được cụ thể hóa dưới dạng các chương trình hoạt động giảm nghèo như cho vay vốn, hỗ trợ tiêu dùng, hỗ trợ thu nhập…( với mức lãi suất thấp) hoặc các dự án về việc phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn, vùng hải đảo, vùng kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Việt Nam từ năm 1986 đến nay, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Ngay từ sớm vấn đề xóa đói giảm nghèo trở thành chủ đề thảo luận ở nhiều diễn đàn quốc gia. Đảng và Nhà nước luôn coi xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt và là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Vai trò của chính sách xóa đói giảm nghèo:
– Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc thực hiện chính sách giảm nghèo là một chủ trương lớn nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Những vai trò mà chính sách xóa đói giảm nghèo là điều không thể phủ nhận:
– Chính sách xóa đói giảm nghèo thể hiện quan điểm, định hướng của Nhà nước về thoát nghèo đói. Đảng và Nhà nước luôn đề ra các chính sách xã hội, lấy đó là chiến lược hành động để giải quyết những vấn đề nhức nhối trong xã hội nhằm mục tiêu phát triển xã hội và con người nâng cao phúc lợi xã hội. Vì thế, chính sách xóa đói giảm nghèo là công cụ thể chế hóa đường lối của Đảng, phản ảnh quan điểm của Đảng và Nhà nước của mỗi quốc gia về nghèo đói và cách giải quyết nghèo đói.
– Lập ra chính sách xóa đói giảm nghèo là bước đầu tạo nên khung định hướng thống nhất trong toàn quốc để thực hiện giảm nghèo. Trước hiện tượng nghèo đói trong xã hội, các tầng lớp giàu có hơn thường có sự hỗ trợ để giúp giảm nghèo. Việc lập nên chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ giúp các địa phương, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân sẽ sự nhất quán và thống nhất trong hành động góp phần đảm bảo hiệu quả trong sử dụng nguồn lực giảm nghèo. Vì thế, vai trò đầu tiên của chính sách giảm nghèo là hình thành khung định hướng thống nhất trong phạm vi toàn quốc để thực hiện giảm nghèo; nó làm căn cứ để các địa phương, tổ chức và cá nhân sẽ thực hiện công việc giảm nghèo hiệu quả.
– Chính sách xóa đói giảm nghèo cung cấp nguồn lực, tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế của người nghèo. Nhóm người nghèo thường thiếu hụt nhiều nguồn lực phục vụ sản xuất và cuộc sống. Nếu để họ tự thoát nghèo sẽ là cả một quá trình gian nan, vất vả. Chính vì thế, chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ tập trung sự định hướng hỗ trợ của các tầng lớp xã hội, của Nhà nước để hỗ trợ cho người nghèo, từ đó tạo động lực và những đột phá trong công tác giảm nghèo.
– Chính sách xóa đói giảm nghèo góp vai trò bổ trợ, xử lý những mặt trái của quá trình phát triển. Chính sách giảm nghèo là chính sách quan trọng thuộc nhóm chính sách phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia; bởi tình trạng nghèo đói luôn là một vấn đề bất cập tồn tại gây cản trở đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì thế khi xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội, các quốc gia luôn đề cập xây dựng chính sách xóa đói giảm nghèo một cách đồng bộ, để cả hệ thống chính sách phát huy một cách hiệu quả nhất, tạo nên sự ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
3. Hạn chế của chính sách xóa đói giảm nghèo:
– Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo trong hai thập kỷ qua, nhưng vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa để không chỉ giảm tỷ lệ nghèo cùng cực hơn nữa mà còn cũng nhằm giảm số lượng người sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ. Đây là một khía cạnh quan trọng của công cuộc giảm nghèo vì tỷ lệ nghèo có thể giảm trong khi số lượng người nghèo lại tăng lên. Ví dụ, tỷ lệ nghèo ở Châu Phi đã giảm từ 54% năm 1990 xuống 41% năm 2015 nhưng số người nghèo lại tăng từ 278 triệu năm 1990 lên 413 triệu năm 2015. Gần đây hơn, đại dịch toàn cầu COVID-19 đã làm tăng đáng kể số lượng người nghèo. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng vào năm 2020, khoảng 88 triệu đến 115 triệu người rơi vào tình trạng nghèo cùng cực do đại dịch và vào năm 2021, sẽ có thêm từ 23 triệu đến 35 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, mang lại cuộc sống mới cho những người dân mới. trong tình trạng nghèo cùng cực lên tới từ 110 triệu đến 150 triệu. Nhưng Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra rằng ngay cả trước đại dịch, sự phát triển của nhiều người ở các nước nghèo nhất thế giới đã quá chậm để nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống hoặc thu hẹp bất bình đẳng.
– Thứ hai, các quy định trong chính sách xóa đói giảm nghèo vẫn còn không thống nhất vừa dàn trải, phân tán với mức hỗ trợ thấp… đã làm giảm tính hiệu quả của các chính sách. Còn nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp nên chưa tạo được ý thức chủ động của các cấp và người dân, làm phát sinh tư tưởng ỷ lại của các cấp và của bản thân người nghèo, xu hướng nhiều địa phương, huyện, xã và người dân muốn vào danh sách đối tượng nghèo để được trợ giúp khá phổ biến.
– Thực tế hiện nay, các cấp địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai chính sách và bố trí nguồn lực phù hợp với địa phương do bị giới hạn về thẩm quyền và ngân sách thực hiện trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nghèo. Bên cạnh đó, các chính sách giảm nghèo thường đặt mục tiêu cao, nhiều chính sách ban hành mà không dựa vào cân đối nguồn lực, không có đủ nguồn lực để thực hiện…
– Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp, cơ chế phân cấp, trao quyền còn bất cập, trách nhiệm giải trình chưa rõ rang. Hoạt động giám sát và đánh giá chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ. Hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá chưa thống nhất.
4. Ví dụ minh họa:
– Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 được hình thành từ nhiều văn bản chính sách khác nhau, trọng tâm chú ý là Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; các Bộ, ngành và địa phương cũng ban hành các văn bản chính sách theo thẩm quyền để tổ chức triển khai.
– Theo báo cáo của Chính phủ (2020), việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2016 -2020 đã cho thấy những kết quả tích cực. Từ năm 2016 đến năm 2020 có hơn 1,6 triệu hộ gia đình trong tổng số 2.338.569 hộ nghèo đã thoát nghèo, chiếm 69,7%. Chính sách xóa đói giảm nghèo cùng với các chính sách khác đã góp phần cải tạo, nâng cấp nhiều hạ tầng nông thôn, làm cho diện mạo nông thôn ngày một hiện đại. Theo đó, đến năm 2020, tỷ lệ cứng hóa đường trục thôn, bản đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt trên 60% (tỷ lệ này năm 2010 mới chỉ là 38%); có tới hơn 70% xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới; 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
– Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì chính sách xóa đới giảm nghèo còn tồn tại một số hàn chế như: Xó bỏ tình trạng người nghèo vẫn chưa triệt để nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%; vùng dân tộc thiểu số đạt tới gần 60%. Việc Nhà nước mở ra một số chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện vô tình tạo nên tính trông chờ, ỷ lại trong một bộ phận nhân dân, kể cả trong đội ngũ cán bộ. Ví dụ, trong Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP quy định, hộ gia đình được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 02 – 05 triệu đồng/ha; được hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Mặc dù không thể phủ nhận là quy định này sẽ góp phần nào giảm ớt gánh năng cho một số hộ gia đình nhưng chính những quy định này không thúc đẩy tính trách nhiệm của người tiếp nhận hỗ trợ; không thúc đẩy, khơi thông được nguồn lực trong dân đầu tư thêm vào sản xuất.