Vai trò của Tòa án trong hoạt động thi hành án dân sự. Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.
1. Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết số 08/NQ-TW;
– Nghị quyết số 49/NQ-TW.
2. Luật sư tư vấn:
Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nói riêng. Hoạt động Thi hành án dân sự là hoạt động cuối cùng bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội; tăng cường hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước. Quyết định, bản án của toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trong thực tế.
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng dân sự, bảo đảm cho bản án, quyết định của
Trong lịch sử, Nhà nước ta đã xây dựng nhiều mô hình thi hành án khác nhau. Từ năm 1993 trở lại đây, Tòa án không chịu trách nhiệm tổ chức thi hành án dân sự, việc tổ chức thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự thuộc các cơ quan tư pháp địa phương đảm nhiệm. Tuy thuộc các cơ quan tư pháp địa phương nhưng cơ quan thi hành án dân sự có con dấu riêng, tài khoản riêng và trong tổ chức thi hành án dân sự cơ quan thi hành án được độc lập. Do được xác định là hệ thống cơ quan thi hành án độc lập nên Thủ trưởng cơ quan thi hành án và Chấp hành viên không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án
Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp nêu định hướng:
“Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng. Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan thi hành án”.
Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 làm rõ thêm định hướng trên:
“Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Xác định rõ trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn và của cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, thành phố trong việc thi hành các hình phạt không phải là hình phạt tù để thực hiện nghiêm túc các bản án của tòa án. Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”.
Như vậy, trong giai đoạn này, hoạt động thi hành án được định hướng là tập trung về một đầu mối thuộc Chính phủ, đồng thời mở rộng theo hướng xã hội hóa. Qua một thời gian thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW đã cho thấy hiệu quả hoạt động thi hành án đã được cải thiện. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn, Bộ Chính trị đã có sự điều chỉnh về định hướng tổ chức cơ quan thi hành án trong Kết luận số 92: Dừng việc thực hiện chủ trương “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án” nêu trong Nghị quyết số 49/NQ-TW. Tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức cơ quan thi hành án như hiện nay. Điều 170 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án dân sự như sau:
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao:
+ Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản pháp luật về thi hành án dân sự;
+ Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo kết quả thi hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết;
+ Giải quyết yêu cầu, kiến nghị và chỉ đạo Toà án các cấp giải quyết yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
+ Chỉ đạo Tòa án các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan trong thi hành án dân sự;
+ Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng kết công tác thi hành án dân sự.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương:
+ Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo kết quả thi hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết;
+ Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị;
+ Xem xét theo thủ tục tái thẩm quyết định miễn, giảm thi hành án theo quy định của pháp luật.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương:
+ Chuyển giao bản án, quyết định, tài liệu và vật chứng có liên quan cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật này;
+ Xem xét, quyết định việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; giải quyết kháng nghị về quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
+ Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; hủy giấy tờ, giao dịch phát sinh trong quá trình thi hành án thuộc thẩm quyền của Toà án;
+ Giải quyết kiến nghị, yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự và theo dõi kết quả xử lý sau khi Tòa án trả lời.
Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy.