Thuế là gì? Các quan điểm phổ biến về thuế? Đặc điểm của thuế? Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
Thuế là nghĩa vụ phải thực hiện của người dân đối với đất nước. Các nghĩa vụ thuế được xác định trong hoạt động quản lý nhà nước khác nhau. Qua đó, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, vào phát triển đời sống kinh tế – xã hội. Các vai trò của thuế cần được phát huy, để đảm bảo tốt nhất hiệu quả trong nền kinh tế Việt Nam. Cùng tìm hiểu các đặc điểm, qua đó thấy được vai trò của thuế trong hoạt động quản lý, trong nhu cầu phát triển đất nước.
Mục lục bài viết
1. Thuế là gì?
Chưa có một khái niệm nào thống nhất về thuế trong các văn bản pháp luật hay quy định hiện hành. Thuế được nhắc đến là nghĩa vụ người dân phải thực hiện ở các hoạt động, lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.
Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là:
“Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Thuế là nghĩa vụ của công dân phải thực hiện khi tham gia vào hoạt động được nhà nước tổ chức. Họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bên cạnh các quyền lợi được nhà nước trao. Công dân phải có trách nhiệm đóng góp, xây dựng vào nguồn ngân sách của đất nước. Qua đó bảo đảm cho hiệu quả hoạt động và phát triển kinh tế – xã hội.
Các giá trị thuế được nộp không có tính chất bồi hoàn, đóng vào ngân sách nhà nước. Các khoản tiền đó sẽ được sử dụng cho mục đích công, nhu cầu dịch vụ chung của đất nước. Được quản lý, sử dụng bởi các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.
Về cơ bản có thể hiểu, Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Được xác định giá trị, nghĩa vụ trong từng nhu cầu tiếp cận lợi ích cụ thể.
2. Đặc điểm của thuế:
Thuế mang một số đặc điểm nhất định. Cụ thể các đặc điểm của thuế gồm có:
2.1. Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào Ngân sách nhà nước:
Bất kỳ cá nhân hay tổ chức đều cần nộp thuế, tương ứng với hoạt động nghề nghiệp của họ. Thuế mang tính chất bắt buộc trong nghĩa vụ tài chính của các chủ thể. Nó khác với các hình thức huy động tài chính khác trong hoạt động tổ chức vận hành nhà nước.
Các chủ thể trong xã hội khi đáp ứng điều kiện thì phải đồng thời nộp thuế vào ngân sách. Các cơ quan quyền lực nhà nước sẽ tiến hành thu thuế, truy thu thuế trong phạm vi nghĩa vụ của người nộp.
Bất kì chủ thể nào đáp ứng các điều kiện luật định phải nộp thuế thì phải tiến hành thu thuế. Không được phép lựa chọn hành vi có thu thuế hay không thu thuế. Đặc biệt các nghĩa vụ này được xác định đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.
2.2. Thuế mang tính quyền lực:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, mang tính ổn định và cho giá trị lớn. Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, đảm bảo quản lý và duy trì nhà nước. 90% nguồn thu Ngân sách được tạo lập từ thuế, sử dụng hiệu quả cho các mục đích chung, nhiệm vụ công.
Bộ máy nhà nước được tổ chức hiệu quả bởi nhiều cơ quan như tổng cục thuế và các cơ quan thuế địa phương. Qua đó thống nhất, phân công và phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước. Không chỉ vậy nếu người nộp thuế không thực hiện nộp thuế hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.3. Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp:
Bất kỳ chủ thể nào họ đủ điều kiện nộp thuế theo quy định, bất kể họ đã được nhận một khoản lợi ích công cộng nào hay chưa thì đều phải nộp thuế.
Ngoài ra, thuế không hoàn trả trực tiếp, các chủ thể nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Nhà nước lấy ngân sách để chi cho các vấn đề xã hội như y tế, xây dựng trường học, đường xá… và xã hội được hưởng trong đó, có các chủ thể nộp thuế.
2.4. Thuế mang tính vĩnh viễn:
Nộp thuế cho Nhà nước không giống như hình thức cho Nhà nước vay tiền. Đây là các nghĩa vụ phải thực hiện sau khi đã nhận được các lợi ích thực tế từ hoạt động quản lý, tổ chức nhà nước. Nên người dân không thể đòi hỏi Nhà nước phải hoàn trả.
Các nghĩa vụ này cũng được xác định lâu dài, mang tính vĩnh viễn. Các nghĩa vụ được thực hiện, như vậy nhà nước mới có được nguồn thu đảm bảo. Từ đó mà duy trì hoạt động kinh tế, hướng đến các phát triển trong xã hội.
3. Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
Thuế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Từ các đặc điểm của thuế mà thấy được ý nghĩa, vai trò tồn tại của các nguồn thu thuế. Nguồn thu thuế tạo ra giá trị đóng góp lớn, ổn định và thường xuyên vào ngân sách nhà nước. Qua đó có thể đáp ứng các nhu cầu, các hoạt động chi tiêu cho mục đích tiếp cận, phát triển kinh tế, xã hội.
Cụ thể vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội được thể hiện như sau:
3.1. Thuế giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế:
Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế, là nguồn thu – chi của ngân sách nhà nước. Thể hiện gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế.
Tính kích thích đảm bảo cho các nhu cầu tất yếu được thực hiện. Nhà nước có ngân sách để đảm bảo sử dụng đầu tư, xây dựng,… Tính hạn chế quan tâm đến nhu cầu, ý nghĩa và hiệu quả của hoạt động sử dụng. Đây là nguồn thu chung của ngân sách nhà nước, phải được sử dụng trong chính sách phân bổ ngân sách hợp lý. Các chủ thể, tổ chức phải làm việc đúng thẩm quyền, tìm kiếm lợi ích chung.
Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chỉnh các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định. Thể hiện sự phù hợp, tiến bộ cũng như căn cứ trên các mục đích thực tế. Nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.
Các giá trị thuế được cân đối, điều chỉnh để sử dụng sao cho phù hợp. Đặc biệt là phải đảm bảo hiệu quả trong hoạt động thúc đẩy kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
3.2. Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước:
– Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, ổn định và hiệu quả nhất trong hoạt động quản lý nhà nước.
Mang tính chất ổn định, lâu dài và đảm bảo các nhu cầu sử dụng ngân sách. Khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Thuế vừa đảm bảo nguồn thu lớn vào ngân sách nhà nước, vừa thể hiện chất lượng đời sống của người dân đã được cải thiện.
Bởi người dân muốn tiếp cận nhiều nhu cầu hơn, chứng tỏ họ đã được đảm bảo cơ bản đời sống. Họ muốn tham gia, muốn đáp ứng và được sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
Các mục đích sử dụng trong ngân sách nhà nước:
– Bên cạnh đó nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước. Thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước, không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân. Phải xác định trên lợi ích thực tế, tính chất cộng đồng cũng như các mục tiêu lâu dài. Như đầu tư vào trường học, bệnh viện, các hệ thống giao thông vận tải, liên lạc,…
+ Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước. Đây là các hoạt động nhằm đảm bảo vận hành bộ máy. Từ đó, bộ máy mới được vận hành, đảm bảo được hoạt động quản lý, điều hành và xây dựng nhà nước.
+ Đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát triển, cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học,… Xác định đối với tất cả các lĩnh vực trong nhu cầu tiếp cận của người dân.
Cụ thể các cá nhân hay các công ty khi có thu nhập rồi sẽ nộp một phần thuế vào ngân sách nhà nước. Hoặc phụ thuộc vào các nhu cầu khác nhau của người dân trong hoạt động quản lý của nhà nước. Khi các đường xá, cầu cống cần phải sửa chữa thì sẽ lấy số tiền ấy để sửa,… Từ đó nâng cao chất lượng đời sống, cải thiện vật chất, mang đến thuận lợi phát triển chung.
3.3. Thuế đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước ổn định và lâu dài:
Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng thuế để thực hiện các mục tiêu quản lý, vận hành, tổ chức nhà nước. Các định hướng, kế hoạch hay chiến lược phát triển đất nước được thực hiện. Và thuế chính là vật chất giúp nhà nước đảm bảo nhu cầu, định hướng chung.
– Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất. Từ đó nhà nước làm chủ, chủ động cũng như có sức mạnh trong xây dựng đất nước. Quản lý cũng như điều chỉnh các dự án tham gia, trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội. Giúp mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước.
– Góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước phải đảm bảo đồng đều, ổn định theo định hướng phát triển kinh tế. Từ đó, người dân thuộc các thành phần kinh tế mới có điều kiện phát triển, ổn định đời sống và thu nhập.
– Bên cạnh đó thuế còn giúp đảm bảo công bằng xã hội. Các nghĩa vụ được xác định khi người dân được tiếp cận, được trao nhiều hay ít lợi ích tương ứng. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Thực hiện bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng. Giúp người nghèo có điều kiện ổn định, vươn lên và được tiếp cận với sự phát triển đồng đều của nền kinh tế.