Luật sư và vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự nói chung. Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Mối quan hệ giữa vai trò của luật sư và các chủ thể khác trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự.
Mục lục bài viết
1. Luật sư và vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự:
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, Luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong TTHS, luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Pháp luật tố tụng hình sự quy định về tư cách người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự là khác nhau. Mặc dù vậy, luật sư tham gia tố tụng với tư cách nào, ở giai đoạn nào đều có ý nghĩa trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm các hoạt động tố tụng được tiến hành một cách khách quan, đúng pháp luật, bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Luật sư là một nghề nghiệp dựa trên sự hiểu biết pháp luật, tư duy và áp dụng pháp luật; là nghề được hình thành và phát triển song song cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật. Sự ra đời, phát triển của nghề luật sư nhằm giúp các đương sự bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.
Tuy đồng thời cùng thực hiện nhiều chức năng khác nhau, nhưng tựu chung lại nghề luật sư là một nghề mang tính xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Cá nhân mỗi người có hàng trăm mối quan hệ mà cuộc sống thường ngày sẽ làm nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. Luật sư là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạt động
2. Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự:
Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội để giải quyết vụ án hình sự theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Tố tụng hình sự là tổng hợp các hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, hoạt động truy tố của Viện kiểm sát, hoạt động xét xử của
Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự được hiểu là tác dụng, chức năng của luật sư khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, góp phần bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố hoặc với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, trong mỗi giai đoạn của hoạt động tố tụng, luật sư có chức năng, vị trí, vai trò và ý nghĩa riêng.
* Giai đoạn điều tra: Giai đoạn điều tra là giai đoạn có tính quyết định trong quá trình tố tụng, bởi lẽ trong giai đoạn điều tra, nếu thiếu thận trọng thì khoảng cách, ranh giới giữa không phạm tội với phạm tội, giữa lỗi và tội rất mong manh. Đặc điểm trong giai đoạn điều tra:
– Cơ quan điều tra, cán bộ điều tra là người nắm quyền chủ động trong hoạt động điều tra, dễ áp đặt đối với người bị buộc tội, đối tượng bị “tình nghi phạm tội”; thường không khách quan, không toàn diện và thường thiên về hướng “quy tội, buộc tội”;
– Người bị tình nghi phạm tội là người chưa đủ chứng cứ, chứng minh người đó có phạm tội hay không mà CQĐT đang phải làm rõ. Đây là những người bị động, bị yếu thế, đang có tâm lý hoang mang, dao động, không ổn định lúc lấy lời khai, dễ rơi vào trường hợp lời khai không thống nhất.
– Luật sư là người có vai trò quan trọng đối với người bị tình nghi phạm tội, là người được tiếp cận bị can với tư cách người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Luật sư có trách nhiệm trong việc giải thích các quy định pháp luật, quyền được pháp luật bảo đảm, chuẩn bị tâm lý cho bị can, từ đó giúp họ bình tĩnh, bảo đảm tâm lý vững vàng trong quá trình điều tra thông qua việc khai báo trung thực, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn điều tra, luật sư cần phải thực hiện đúng thủ tục để được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký bào chữa, luật sư tiến hành gặp gỡ, làm việc với cơ quan điều tra, tiến hành trao đổi về nội dung vụ án nếu thấy cần thiết, đảm bảo có lợi cho người được bào chữa, đối tượng mà luật sư đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Luật sư tham gia vào các hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, xem xét dấu vết thân thể, hỏi cung, là một trong các hoạt động cần thiết và có ý nghĩa. Thông qua các hoạt động này, luật sư có thể phát hiện được những tình tiết mới của vụ án, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những điểm đang có sự mâu thuẫn, các tình tiết có ý nghĩa trong việc chứng minh sự vô tội của người bị buộc tội.
Là giai đoạn đầu tiên trong hoạt động TTHS, tuy nhiên ngay từ đầu luật sư cần phải định hướng được cách nghiên cứu hồ sơ, thu thập tài liệu, chứng cứ và định hướng cho việc bào chữa nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
* Giai đoạn truy tố: Sau khi hoàn tất các công việc trong giai đoạn điều tra, CQĐT ra kết luận điều tra vụ án, tiến hành thủ tục tống đạt kết luận điều cho cho bị can trong vụ án, chuyển hồ sơ cho VKSND cùng cấp. Trong giai đoạn truy tố luật sư được phép tiếp cận, sao chụp hồ sơ vụ án phục vụ cho việc nghiên cứu toàn diện của mình. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, vai trò của luật sư thể hiện thông qua việc phát hiện những tình tiết mâu thuẫn trong vụ việc thể hiện thông qua các tài liệu, chứng cứ như: biên bản ghi lời khai, các tài liệu khác trong vụ án; phát hiện những vi phạm tố tụng về thời gian, thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục tố tụng… của các cơ quan tiến hành tố tụng, của những người tham gia tố tụng; những tình tiết có lợi cho thân chủ; bổ sung những tài liệu, chứng cứ có lợi cho thân chủ; đưa ra định hướng bào chữa, Đây là những việc làm hết sức cần thiết, quan trọng của luật sư nhằm bảo đảm cho việc thực hiện một cách tối ưu quyền được SĐVT của người bị buộc tội.
* Giai đoạn xét xử: Khi tham gia quá trình tố tụng, luật sư thực hiện các hoạt động nhằm thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án thông qua việc tiếp xúc với thân chủ, những người có liên quan. Qua đó, luật sư nắm được những tình tiết trong vụ án nhằm chứng minh: Bị cáo có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự hay không? Nếu có hành vi phạm tội thì cấu thành tội danh nào? Động cơ, mục đích của hành vi phạm tội? Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,… Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, thực tế tham gia hoạt động tố tụng, luật sư đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình. Luật sư đưa ra quan điểm, đường lối của mình về việc giải quyết vụ án liên quan đến việc xác định tội danh, quyết định hình phạt giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác, nhanh chóng, tránh làm sai quy định của pháp luật.
Trong thực tiễn hoạt động xét xử các vụ án hình sự ở nước ta, đã có nhiều vụ án mặc dù tại bản kết luận điều tra của CSĐT và cáo trạng của VKS kết luận cụ thể, rõ ràng về việc bị can đã thực hiện hành vi phạm tội, cần phải xét xử theo đúng tội danh và hình phạt theo quy định. Tuy nhiên, tại phiên tòa, trên các cơ sở phân tích, lập luận và cơ sở pháp lý mà
Khi luật sư tham gia giai đoạn xét xử vụ án hình sự, luật sư không chỉ có vai trò trong việc góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án, góp phần giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác mà luật sư còn có vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, hạn chế được việc lạm quyền, thiếu trách nhiệm. Luật sư có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bị can, bị cáo. Thực tế cho thấy, trong các vụ án hình sự khi có sự tham gia của luật sư, đặc biệt là từ giai đoạn điều tra thì quyền lợi của người bị buộc tội được bảo đảm hơn, họ được quyền thực hiện các quyền mà pháp luật TTHS quy định như: quyền bào chữa, quyền được đối xử phù hợp theo quy định của pháp luật, quyền được xét xử công bằng, Khả năng bị bức cung, nhục hình sẽ rất thấp đối với những vụ án không có luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra. Theo quy định của quyền được SĐVT thì một người chỉ bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án, do vậy trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần tạo điều kiện cho bị can, bị cáo thực hiện quyền mà pháp luật quy định; sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án là một trong những bảo đảm cho việc thực hiện những quyền đó trên thực tế.
3. Mối quan hệ giữa vai trò của luật sư và các chủ thể khác trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự:
Ngoài luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, các cơ quan tiến hành tố tụng thì có một số chủ thể khác như: tổ chức đảng, Quốc Hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội,… Chủ thể trong việc bảo vệ quyền được suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự được chia thành các nhóm:
– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, công dân (bao gồn cả tổ chức hành nghề luật sư và các luật sư). Đây là những chủ thể thông qua hoạt động của mình theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng như tổ chức, giám sát… kịp thời phát hiện, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan có chức năng kịp thời ngăn chặn, hạn chế và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự.
Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, bao gồm: CQCSĐT, chủ thể trực tiếp là thủ trưởng, phó thủ trưởng CQCSĐT, các Điều tra viên; VKSND bao gồm: trưởng, phó Viện trưởng VKSND, Kiểm sát viên; TAND bao gồm: chánh án, phó chánh án, thẩm phán TAND, HĐXX các cấp được giao xét xử và ra bản án.
Thực tế cho thấy, đa số các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực TTHS là do các chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng đã không hiểu, hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ các quy phạm pháp luật TTHS dẫn đến trường hợp không làm, làm không đến nơi, đến chốn hoặc làm sai pháp luật. Đối với các trường hợp mặc dù hiểu đúng tuy nhiên vẫn cố tình không làm, làm không đầy đủ hoặc làm trái pháp luật thì vấn đề nằm ở phía công tác tuyển dụng, bố trí, thanh lọc cán bộ, công chức, sỹ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang và công tác đấu tranh làm trong sạch bộ máy cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng.