Đối chất là một hoạt động điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật vụ án.
Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định đối chất là một dạng hoạt động điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai của hai hay nhiều người để xác định sự thật vụ án. Dưới góc độ tâm lí, đối chất là giao tiếp tâm lí đặc trưng diễn ra cùng một lúc giữa hai hay nhiều người trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật vụ án
Đối chất là một hoạt động điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật vụ án. Như vậy, trước khi hoạt động này diễn ra, đã có những mâu thuẫn nhất định trong khai báo về các sự kiện của vụ án đã xảy ra.
Các quan hệ mâu thuẫn chủ quan chỉ có thể bị loại trừ trong trường hợp nếu khi đối chất có một trong những người tham gia đối chất đã thừa nhận sự khai gian dối về những sự kiện đã xảy ra.
Trong giai đoạn điều tra, vấn đề đối chất chỉ được đặt ra khi xác định được rằng sự thật và chân lí trong vụ án thuộc về người thứ hai. Mục đích chủ yếu của hoạt động đối chất là xác định sự thật. Để đi đến mục đích này cần phải có sự tác động đối với người cung cấp chứng cứ sai (người đối chất thứ nhất). Như vậy, người tham gia đối chất thứ hai là phương tiện tác động tâm lí đặc biệt.
Đối chất là một hoạt động điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người trở lên để xác định sự thật vụ án. Như vậy, trước khi hoạt động này diễn ra, đã có những mâu thuẫn nhất định trong khai báo về các sự kiện của vụ án đã xảy ra. Đối chất là phương tiện bổ sung, là phương pháp tác động dặc biệt đối với người khai báo sai sự thật. Phương tiện bổ sung này chỉ có thể đem lại kết quả trong trường hợp nếu nó không bị bị biến thành một buổi hỏi cung bình thường. Trong hoạt động đối chất, điều tra viên là người có sự chuẩn bị kĩ càng, là người có điều kiện chủ động trong hoạt động đối chất. Đây là cơ sở để điều tra viên đạt được mục đích của đối chất: kích thích tâm lí của người khai man; hình thành ở họ trạng thái tâm lí tích cực; tao ra niềm tin và tính cương quyết; cũng như sự sáng trong đối chất của người khai đúng. Củng cố ý chí của người đối chất thứ hai, kích thích họ chủ động hoàn thành vai tro của họ trong đối chất.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong quá trình đối chất, không chỉ có riêng người đối chất thứ hai tác động đến người kia, mà điều tra viên cũng cần tác động một cách tích cực đến họ. Các quan hệ mâu thuẫn chủ quan chỉ có thể bị loại trừ trong trường hợp nếu khi đối chất có một trong những người tham gia đối chất đã thừa nhận sự khai gian dối về những sự kiện đã xảy ra. Mặc dù đối chất là sự trực tiếp tranh luận, tiếp xúc giữa các bên hợp có mâu thuẫn trong lời khai, tuy nhiên vai trò của điều tra viên trong hoạt động này là rất quan trọng, có thể khẳng định điều tra viên trong hoạt động đối chất dự vai trò điều khiển trong hoạt động này.
Trước khi tiến hành hoạt động đối chất, điều tra viên tìm hiểu về đặc điểm tâm lí của những người tham gia. Sử dụng khả năng tâm lí tôt nhất của cá nhân trong khi đối chất, ví dụ khả năng thuyết phục, bình tĩnh, sâu sắc trong tranh luận…Trong khi đối chất, điều tra viên có thể sử dụng nhiều biện pháp tác động tâm lí tích cực đối với người khai sai, cung cấp thêm tin tức, khêu gợi…kết quả của những tác động tâm lí càng cao thì hoạt động đối chất càng mau chóng đi đến kết quả.
Như vậy, đối chất là hoạt động hoạt động tác động tâm lí nhiều chiều hết sức phức tạp. Vai trò của điều tra viên trong hoạt động này là hết sức quan trọng. Điều tra viên là người đóng vai trò điểu khiển trong đối chất, là trọng tài, lắng nghe các bên đối chất, đưa ra kết luận cuối cùng. Trong đối chất, điều tra viên có vai trò điều khiển mà không phải là vai trò chủ đạo như trong hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại.