Hiện nay, tình trạng tham gia giao thông không đúng quy định vẫn diễn gia thường xuyên. Hàng năm vẫn có nhiều thiệt hạn đến sức khỏe, tài sản do va cham gia thông và vi phạm giao thông rất nhiều. Vậy va chạm giao thông là gì? Phân biệt với tai nạn giao thông
Mục lục bài viết
- 1 1. Va chạm giao thông là gì?
- 2 2. Phân biệt va chạm giao thông với tai nạn giao thông?
- 3 3. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng:
- 4 4. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng:
- 5 5. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng:
- 6 6. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
1. Va chạm giao thông là gì?
Căn cứ tại quy định ở khoản 2 Điều 5 Thông tư số 58/2009/TT-BCA Va chạm giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm những quy định về an toàn giao thông đường bộ hoặc là gặp phải sự cố bất ngờ gây những thiệt hại về sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.
– Còn va chạm giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây thiệt hại đến sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng, tức là:
– Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật dưới 11%;
– Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 11% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này dưới 21%;
– Gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới năm triệu đồng.
2. Phân biệt va chạm giao thông với tai nạn giao thông?
Để phân biệt giữa tai nạn giao thông và va chạm giao thông thì đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu va chạm giao thông và tai nạn giao thông như sau:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 58/2009/TT-BCA quy định về tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân .
Trong đó, quy định cụ thể tai nạn giao thông bao gồm:
+ Người tham gia giao thông bị va chạm giao thông;
+ Vụ tai nạn giao thông mà gây hậu quả ít nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông mà gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông mà gây hậu quả rất nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, từ quy định trên thì tai nạn giao thông bao gồm va chạm giao thông.
3. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng:
Theo quy định hiện nay về vụ tại nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng là một trong các trường hợp sau:
– Người tham gia giao thông gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% – dưới 31%;
– Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 11% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 21% – dưới 41%;
– Gây tai nạn làm thiệt hại về tài sản có giá trị từ 05 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
4. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng:
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông được quy định trong Luật giao thông đường bộ là một trong các trường hợp sau:
– Fây tai nạn giao thông làm chết một người;
– Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên theo quy định hiện nay;
– Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% – 100%;
– Gây tai nạn giao thông làm tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
– Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% – 40% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
– Gây tai nạn giao thông mà thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
5. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng:
Gây hậu quả rất nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông thuộc một trong các trường hợp sau:
– Vi phạm tai nạn giao thông làm chết 02 người;
– Gây tai nạn giao thông làm chết 01 người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp:
+ Gây tai nạn giao thông mà làm tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% – 100%;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và theo đó là gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Gây tai nạn giao thông mà làm tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% – 40% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Gây thiệt hại đến tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
– Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người một lúc với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% – 200%;
– Gây thiệt hạn và làm tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp:
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% – 100%;
+ Gây tai nạn làm tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% – 40% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Gây tai nạn làm thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Gây tai nạn làm thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
6. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 về việc ây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:
– Người nào tham gia giao thông gây tai nạn làm chết 03 người trở lên;
– Người nào gây tai nạn giao thông làm chết 02 người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp:
+ Gây tai nạn giao thông làm tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% – 100%;
+ Gây rai nạn giao thông mà làm tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% – 40% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Gây thiệt hại mà tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Người nào gây ra tai nạn giao thông mà làm chết một người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp:
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% – 100%;
+ Gây tai nạn làm tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% – 40% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Gây tai nạn mà làm thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Gây tổn hại cho sức khỏe của 05 người cùng một lúc trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
– Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người cùng một lúc với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;
– Gây tai nạn mà làm tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Gây tai nạn làm thiệt hại về tài sản có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Thông tư số 58/2009/TT-BCA quy định và hướng dẫn thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông đường bộ