Ủy thác điều tra là một hoạt động hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra làm rõ nội dung của vụ án. Vậy cụ thể Ủy thác điều tra là như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ủy thác điều tra là gì?
- 2 2. Điều kiện để một vụ án hình sự được ủy thác điều tra:
- 3 3. Thẩm quyền ra quyết định ủy thác điều tra vụ án hình sự:
- 4 4. Mục đích của việc ủy thác điều tra:
- 5 5. Một số yêu cầu về thủ tục ủy thác điều tra:
- 6 6. Những hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về ủy thác điều tra:
1. Ủy thác điều tra là gì?
Ủy thác điều tra là một hoạt động của tố tụng hình sự được thực hiện bởi Cơ quan điều tra trực tiếp giải quyết vụ án hình sự để yêu cầu Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra khi thấy cần thiết như xác minh, lấy lời khai,…
Ủy thác điều tra có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động điều tra được thuận tiện, nhanh chóng, rút ngắn thời gian cho hoạt động điều tra, xử lý vụ án
Ủy thác điều tra Tiếng Anh là: “Mandate of investigation”.
2. Điều kiện để một vụ án hình sự được ủy thác điều tra:
Điều 171
“Điều 171. Ủy thác điều tra
1. Khi cần thiết, Cơ quan điều tra ủy thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu và gửi cho Cơ quan điều tra được ủy thác, Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác.
2. Cơ quan điều tra được ủy thác phải thực hiện đầy đủ những việc được ủy thác trong thời hạn mà Cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ủy thác điều tra. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải có ngay văn bản nêu rõ lý do gửi Cơ quan điều tra đã ủy thác.
3. Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiến hành hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra được ủy thác và phải chuyển ngay kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát việc ủy thác điều tra cho Viện kiểm sát đã ủy thác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.”
Từ quy định trên có thể thấy những điều kiện có thể ủy thác điều tra như sau:
– Trong quá trình điều tra vụ án có điều kiện địa lý xa, địa bàn tiến hành điều tra, xác minh không thông thuộc, do đối tượng cần điều tra, xác minh, áp dụng biện pháp ngăn chặn thuộc diện quản lý đặc biệt
– Cơ quan điều tra có căn cứ cho rằng Cơ quan điều tra khác có thể tiến hành hoạt động điều tra đạt hiệu quả cao, nhanh chóng, chính xác hơn đồng thời giảm chi phí hoạt động điều tra
Ủy thác điều tra chỉ được thực hiện giữa các Cơ quan điều tra với nhau, Cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra không được áp dụng biện pháp ủy thác điều tra.
3. Thẩm quyền ra quyết định ủy thác điều tra vụ án hình sự:
“Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định ủy thác điều tra;”
Như vậy người có thẩm quyền ra quyết định ủy thác điều tra vụ án hình sự là Thủ trưởng Cơ quan điều tra
4. Mục đích của việc ủy thác điều tra:
– Ủy thác điều tra giúp cho hoạt động điều tra được diễn ra nhanh chóng song vẫn đảm bảo được sự thật khách quan của vụ án
– Quy định về ủy thác điều tra giúp phát huy được mối quan hệ giữa các Cơ quan điều tra với nhau trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững ổn định an ninh trật tự xã hội.
5. Một số yêu cầu về thủ tục ủy thác điều tra:
Về hình thức
Hình thức của việc ủy thác điều tra phải được thực hiện bằng văn bản.
Về nội dung:
Trong quyết định ủy thác điều tra phải nêu rõ yêu cầu cần ủy thác điều tra. Quyết định ủy thác điều tra phải được gửi cho Cơ quan điều tra được ủy thác và Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan được ủy thác.
Tính chất của ủy thác điều tra
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định ủy thác điều tra có tính chất bắt buộc đối với Cơ quan điều tra được ủy thác. Theo đó, Cơ quan điều tra được ủy thác phải thục hiện đầy đủ những việc được ủy thác và trong thời hạn mà Cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu.
Cơ quan được ủy thác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả ủy thác điều tra. Trong trường hợp cơ quan được ủy thác không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ những việc ủy thác thì phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lí do cho Cơ quan điều tra đã ủy thác biết.
Hoạt động ủy thác điều tra
Cơ quan điều tra được ủy thác phải thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác trong thời hạn, nếu không thực hiện được từng phần hay toàn bộ theo thời gian yêu cầu thì phải thông báo ngay bằng văn bản nêu rõ lý do gửi Cơ quan điều tra đã ủy thác. Cơ quan điều tra được ủy thác gửi kết quả thực hiện ủy thác điều tra cho Cơ quan điều tra ủy thác đảm bảo thời gian quy định.
Kiểm sát hoạt động điều tra
Hoạt động điều tra theo ủy thác cũng là hoạt động tố tụng nên cần phải được kiểm sát việc tuân theo pháp luật bởi Viện kiểm sát. Do đó, điều luật đang bình luận quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác về việc thực hành quyền công tố và kiểm sát tiến hành hoạt động điều tra của Cơ quan này.
Đây là quy định mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Quy định này đảm bảo mọi hoạt động điều tra đều được kiểm sát chặt chẽ bởi Viện kiểm sát có thẩm quyền. Kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra phải được chuyển ngay cho Viện kiểm sát đã ủy thác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
6. Những hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về ủy thác điều tra:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mặc dù đã quy định cụ thể và khắc phục được một số nhược điểm của
– Hoạt động ủy thác điều tra đặt trách nhiệm giữa các Cơ quan điều tra nhưng chưa gắn trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố và kiểm sát ủy thác điều tra.
Ủy thác điều tra cũng là một hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra ủy thác nên với vai trò thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thực hiện thủ tục tố tụng thì Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra uỷ thác cần được biết về hoạt động ủy thác và tham gia vào việc kiểm sát hoạt động ủy thác trong điều tra tố tụng hình sự.
– Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng chưa có quy định cụ thể cách tính thời hạn trong thực hiện quyết định ủy thác điều tra dẫn tới có thể xảy ra trường hợp khi hai Cơ quan điều tra ủy thác với nhau ở xa về địa lý, quyết định ủy thác được gửi theo đường bưu điện, quân bưu khi tới Cơ quan điều tra được ủy thác thì thời hạn điều tra theo quyết định ủy thác đã gần hết hoặc hết.
– Trong trường hợp hết thời hạn uỷ thác nhưng Cơ quan điều tra được uỷ thác vẫn chưa hoàn thành công việc uỷ thác thì xử lý ra sao hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể ề trường hợp này.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự 2016 cũng chưa quy định rõ về mối quan hệ, quyền, nghĩa vụ giữa Viện kiểm sát nơi uỷ thác và Viện kiểm sát nơi nhận uỷ thác. Ở đây điều luật chỉ quy định: “Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiến hành hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra được uỷ thác và phải chuyển ngay kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát việc uỷ thác điều tra cho Viện kiểm sát đã uỷ thác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra”.
Mộ số kiến nghị:
– Bổ sung về quyền hạn và nghĩa vụ của Viện kiểm sát nơi ủy thác và Viện kiểm sát nơi nhận ủy thác.
Cụ thể, cần quy định về việc Viện kiểm sát nơi ủy thác cần có công văn thông báo cho Viện kiểm sát nơi nhận ủy thác về việc ủy thác điều tra. Bởi lẽ, trên thực tế còn nhiều trường hợp Viện kiểm sát nơi ủy thác không thông báo cho Viện kiểm sát nơi nhận ủy thác biết việc ủy thác điều tra để thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra theo quy định và Viện kiểm sát nơi nhận ủy thác điều tra cũng không chuyển kết quả ủy thác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra cho Viện kiểm sát nơi ủy thác điều tra.
– Bổ sung quy định về thời hạn ủy thác điều tra