Trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, Uỷ ban dân tộc nằm trong cơ cấu tổ chức của chính phủ và thuộc các cơ quan ngang bộ của chính phủ. Vậy uỷ ban dân tộc là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban dân tộc như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ủy ban dân tộc là gì?
Chính phủ là một cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Cơ cấu tổ chức của chính phủ hiện gồm có 18 Bộ và 04 Cơ quan ngang bộ và 08 cơ quan thuộc Chính phủ cụ thể:
– 18 Bộ, gồm có:
+ Bộ Quốc phòng
+ Bộ Công an;
+ Bộ Ngoại giao
+ Bộ Nội vụ
+ Bộ Tư pháp
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Bộ Tài chính
+ Bộ Công thương
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Bộ Giao thông vận tải
+ Bộ Xây dựng
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Bộ Thông tin và Truyền thông
+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
+ Bộ Khoa học và Công nghệ
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Bộ Y tế
– 04 Cơ quan ngang bộ, gồm có:
+ Ủy ban Dân tộc
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
+ Thanh tra Chính phủ
+ Văn phòng Chính phủ
– 08 Cơ quan thuộc Chính phủ, gồm có:
+ Đài Tiếng nói Việt Nam
+ Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
+ Thông tấn xã Việt Nam
+ Đài Truyền hình Việt Nam
+ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
+ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
+ Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Như vậy, Uỷ ban dân tộc chính là một trong những cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Cơ quan ngang bộ chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc các ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Cơ quan ngang bộ bao gồm có vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
Tại Điều 1 Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban dân tộc quy định: Ủy ban dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính Phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo đúng quy định của pháp luật.
Như thế, Uỷ ban dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ.
2. Chức năng của Uỷ ban dân tộc:
Uỷ ban dân tộc có những chức năng như sau:
– Quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước, ví dụ như:
+ Công tác về vấn đề phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
+ Công tác tăng cao mức thu nhập của các vùng đồng bào dân tộc, miền núi so với các vùng phát triển
+ Công tác giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số,…
– Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định pháp luật hiện nay, ví dụ như:
+ Giải quyết khiếu nại
+ Xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc hoặc miền núi.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban dân tộc:
Uỷ ban dân tộc có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sao:
– Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết, nghị định
– Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực do Ủy ban Dân tộc quản lý.
– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách dân tộc phát triển kinh tế – xã hội nhằm hỗ trợ giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó và tổ chức thực hiện các chính sách sau khi được ban hành.
– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đối với những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
– Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định về công tác dân tộc theo phân công.
– Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan có thẩm quyền khác ban hành những chính sách phát triển nguồn nhân lực ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng miền núi; những chính sách đào tạo, chính sách bồi dưỡng, sử dụng các cán bộ là người dân tộc thiểu số; những chính sách để các đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện được quyền dùng tiếng nói, chữ viết và giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy tốt những phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa tốt đẹp của mình;
– Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền tiêu chí xác định thành phần dân tộc
– Ban hành các thông tư, quyết định, chỉ thị trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc
– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
– Chủ trì hoặc phối hợp với các các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị – xã hội để sơ kết, tổng kết, đánh giá những việc tổ chức thực hiện chủ trương, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà liên quan đến công tác dân tộc
– Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng những điển hình tiên tiến là tập thể, những cá nhân tiêu biểu, những người có uy tín ở các vùng dân tộc thiểu số; khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng những tập thể và những cá nhân tiêu biểu đạt thành tích xuất sắc trong lao động, trong sản xuất, xây dựng, trong phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, của pháp luật Nhà nước ở những vùng dân tộc thiểu số.
– Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra các việc như tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức các hoạt động như giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu dân tộc thiểu số hay người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và những sự kiện khác liên quan đến công tác dân tộc nhằm mục đích tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
– Thực hiện tuyên truyền, vận động các đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, của pháp luật Nhà nước, phát huy tốt những phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khác xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án hoặc dự án tăng cường công tác truyền thông, đưa thông tin về cơ sở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, truyền phát trực tuyến các kênh phát thanh, truyền hình dân tộc trên các nền tảng mạng Internet; phối hợp thực hiện các chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số.
– Thực hiện tổ chức, thực hiện chỉ đạo nghiên cứu khoa học, những vấn đề chiến lược, cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và những chính sách dân tộc; nghiên cứu lý luận và tổng kết lại thực tiễn công tác dân tộc; ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường cho các vùng dân tộc và miền núi; các hoạt động thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực công tác dân tộc đối với hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc và các địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
– Thực hiện theo dõi, thực hiện kiểm tra, tổng hợp tình hình các vùng dân tộc thiểu số, tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc tại các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, thực hiện đề xuất hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề mà liên quan đến công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số.
– Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê trong phạm vi quản lý nhà nước về các công tác dân tộc, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc, xây dựng bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam.
– Thực hiện điều tra, thực hiện khảo sát, thực hiện nghiên cứu, tổng hợp về những tình hình về phát triển kinh tế – xã hội của các dân tộc, thành phần dân tộc hay tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số hoặc những vấn đề khác về dân tộc.
– Phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan khác trong việc lập kế hoạch, trình Chính phủ phân bổ về nguồn lực giảm nghèo và các nguồn lực khác cho chính các địa phương vùng dân tộc thiểu số; thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, các dự án, các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
– Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật hiện nay; phối hợp với những tổ chức, cá nhân nước ngoài, những tổ chức quốc tế trong những việc như nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc, thu hút các nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển những vùng dân tộc thiểu số, những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật hiện hành; quản lý, chỉ đạo hoặc trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình, dự án mà nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ, đầu tư vào các vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
– Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc
– Thanh tra, kiểm tra những việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc; giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân
– Tiếp đón, thăm hỏi và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khác để giải quyết nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số
– Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực công tác dân tộc
– Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức, người lao động do Ủy ban Dân tộc quản lý
– Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc.