Ưu nhược điểm khi đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân. Ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Các điều khoản về doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó Điều 183 có quy định:” Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Ngoài ra:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
– Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo
– Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty.
Với những đặc điểm nêu trên, doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Về ưu điểm:
– Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong công việc quyết định bất cứ vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác, các loại hình có quy mô lớn hơn.
Về nhược điểm:
Bên cạnh ưu điểm nêu trên, doanh nghiệp tư nhân tồn tại một số nhược điểm như sau:
– Không có tư cách pháp nhân:
+) Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao. Khi không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân không được tồn tại dưới một hình thái xác định.
+) Khi không có tư cách pháp nhân nghĩa là không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Trong doanh nghiệp tư nhân không có đủ cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức. Từ đó, khả năng thực tế để hoạt động của doanh nghiệp tư nhân không được đảm bảo. Vì vậy, loại hình này cũng thiếu tính nhất quán về hoạt động pháp nhân như những doanh nghiệp khác. Khi không có tư cách pháp nhân, tài sản của doanh nghiệp không độc lập với cá nhân.
– Trách nhiệm pháp lý:
Trong loại hình doanh nghiệp này, chủ doanh nghệp chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Thay vì có pháp nhân chịu trách nhiệm về tài sản như những loại hình khác, doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Khi không có tư cách pháp nhân, tài sản của doanh nghiệp không độc lập với cá nhân. Trong loại hình doanh nghiệp này, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Thay vì có pháp nhân chịu trách nhiệm về tài sản như những loại hình khác (trừ công ty hợp danh), doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tài sản của mình. Đối chiếu với các loại hình doanh nghiệp khác, khi có tư cách pháp nhân, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không gắn với tài sản riêng của chủ sở hữu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp này chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc người được thuê thay chủ doanh nghiệp quản lý chỉ là mặt hình thức. Về bản chất, người chịu trách nhiệm vẫn là chủ doanh nghiệp. Như vậy, rủi ro cho chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ cao hơn nếu người được thuê làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp không đủ trình độ hoặc không trung thực trong công việc.