Những ưu điểm cũng như nhược điểm của chế định trọng tài. Vai trò cần thiết của Tòa án trong việc hỗ trợ Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại.
Từ những điểm khác nhau cơ bản giữa chế định trọng tài và
Cơ sở pháp lý
Luật Trọng tài thương mại 2010
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp về trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại theo luật Trọng tài Thương mại được hiểu là một trong những phương thức dùng để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận từ trước và được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực như hoạt động thương mại, hoạt động liên quan đến tranh chấp
Giải quyết bằng trọng tài thương mại là hình thức mà được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo một trình tự thủ tục tố tụng theo quy chế của trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại đó.
Thỏa thuận trọng tài được hiểu là thỏa thuận giữa các bên. Đã có thỏa thuận từ trước về việc lựa chọn giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài theo quy định pháp luật
Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cần phải được tuân thủ và chấp hành theo các nguyên tắc đã được định sẵn như sau:
– Nguyên tắc 1: Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Một trong những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là các bên có tranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết. Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết mà trọng tài viên phải tôn trọng.
Theo quy định tại Điều 68
“1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
Tuy nhiên, trọng tài sẽ không chịu sự ràng buộc bởi thỏa thuận của các bên trong trường hợp thỏa thuận đó vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
– Nguyên tắc 2: Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
Như chúng ta đã biết chức năng của trọng tài sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp với phán quyết có giá trị như bản án và trong chừng mực đó phải đáp ứng các yêu cầu về tư cách. Chính vì lý do đó nên việc đảm bảo đúng và chuẩn theo nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. xuất phát từ chính chức năng của Trọng tài.
Không chỉ như vậy, nguyên tắc này còn đòi hỏi bản thân Trọng tài viên phải từ chối tranh chấp trong trường hợp mình là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp hoặc đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài, việc không thực hiện nghĩa vụ từ chối giải quyết tranh chấp trong các trường hợp nêu trên có thể dẫn đến hậu quả phán quyết trọng tài bị Tòa án hủy theo yêu cầu của một bên do thành phần của Hội đồng trọng tài trái với quy định của Luật này, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.
– Nguyên tắc 3: Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Cũng theo quy định tại Điều 68
– Nguyên tắc 4: Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đây là một trong những nguyên tắc rất đặc biệt, bởi lẽ liên quan đến lĩnh vực thương mại thì các thương nhân có quyền được yêu cầu hội đồng trọng tài giữ bí mật các thông tin được coi là nhạy cảm, hoặc bí mật kinh doanh của thương nhân xuất phát từ đặc thù của hoạt động thương mại mà họ đang thực hiện.
Đối với trường hợp yêu cầu giữ bí mật mà liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thì đây cũng là một trong những lý do dẫn đến cản trở việc giải quyết của Hội đồng trọng tài. Tuy nhiên việc giải quyết không công khai lại có ưu điểm là giúp cho các thương nhân giảm thiểu khả năng bí mật kinh doanh bị tiết lộ ra ngoài khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng.
Không chỉ dừng lại ở đó việc việc xét xử không công khai cũng có thể giảm thiểu các tác động bất lợi phát sinh từ việc tranh chấp đến uy tín của thương nhân
– Nguyên tắc 5: Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Đối với nguyên tắc này ta có thể hiểu rằng, sau khi giải quyết thông qua hình thức trọng tài thương mại thì kết quả việc giải quyết hay còn gọi là phán quyết sẽ được xem như quyết định bản án cuối cùng và không thể thực hiện kháng cáo hay yêu càu xét xử lại.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Xuất phát từ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Chế định này có những ưu điểm nổi bật như:
– Thứ nhất, thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
– Thứ hai, khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác.
– Thứ ba, nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường. Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa chuộng nhất.
– Thứ tư, các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết kinh doanh.
– Thứ năm. trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
4. Những nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Bên cạnh những ưu điểm, trọng tài thương mại cũng có những nhược điểm so với con đường tòa án, điều này giải thích cho hiện tượng tại sao mặc dù có sự tồn tại của trọng tài mà các bên vẫn có trường hợp đưa các tranh chấp thuộc thầm quyền của trọng tài ra tòa án giải quyết. Các nhược điểm đó là:
-Thứ nhất, trọng tài không phải cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cớ, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu cầu tòa án thi hành các phán quyết trọng tài.
-Thứ hai, việc thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý thức tự giác.