Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, không tránh khỏi trường hợp công ty không có đủ khả năng thích nghi, không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động của công ty bị giảm, khi đó công ty cần phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ưu điểm, nhược điểm của thủ tục giải thể doanh nghiệp:
Giải thể doanh nghiệp là việc chủ doanh nghiệp tiến hành thủ tục pháp lý về giải thể nhằm được chấm dứt tư cách pháp lý và các quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp trước hết là quyền của chủ doanh nghiệp, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể bị giải thể trong trường hợp luật định. Giải thể doanh nghiệp có một số ưu điểm và nhật điểm như sau:
1.1. Ưu điểm của thủ tục giải thể doanh nghiệp:
Thủ tục giải thể doanh nghiệp có một số ưu điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, giải thể doanh nghiệp là quyền của doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp là một trong cách thức, công cụ giúp cho người kinh doanh chuyển hướng hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp người kinh doanh muốn thay đổi, tạo lập phát triển mới phù hợp với chiến lược
Thứ hai, thủ tục giải thể doanh nghiệp là một cách thức giúp cho doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, không gây xáo trộn về mặt xã hội. Trong nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao thì việc các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. Chủ doanh nghiệp luôn phải có những chiến lược để phòng để tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Vì vậy khuôn khổ pháp lý về giải thể doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết góp phần thúc đẩy chuỗi hoạt động kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế. Khi cơ chế giải quyết việc rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp được xây dựng rõ ràng và hiệu quả, từ đó sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền tác động lên các chủ thể khác trong đời sống kinh tế cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nhanh chóng nắm bắt được cơ hội để đưa ra quyết định đầu tư tiếp/hoặc rút lui khỏi thị trường. Giúp cho các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm tòi và sáng tạo thích ứng với môi trường kinh doanh luôn có sự biến động và thay đổi. Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhanh chóng và thuận lợi sẽ làm giảm hiện tượng tồn động các doanh nghiệp về bản chất đã không thể hoạt động theo yêu cầu của thị trường, góp phần loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả nhằm thúc đẩy hợp lý nguồn nhân lực xã hội để sắp xếp lại hoạt động cơ cấu sản xuất theo hướng có hiệu quả hơn.
Thứ ba, thủ tục giải thể doanh nghiệp được xem là công cụ quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi và tài sản của các bên. Rút lui khỏi thị trường là quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp không thể chấm dứt hoạt động rời khỏi thị trường tùy tiện mà phải có trách nhiệm tuân thủ nghĩa vụ về tài sản với các bên có liên quan trước khi chấm dứt tồn tại. Pháp luật về giải thể doanh nghiệp chính là chế định bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên có liên quan và trước hết điều kiện để được giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đó là doanh nghiệp đó phải đảm bảo khả năng thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc các cơ quan trọng tài.
Thứ tư, giải thể doanh nghiệp được coi là biện pháp giúp cho Nhà nước chấm dứt tồn tại các doanh nghiệp vi phạm điều kiện hoạt động. Ở tầm vĩ mô thì thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh. Bên cạnh đó, thủ tục giải thể doanh nghiệp cũng là một thủ tục pháp lý quan trọng và cần thiết trong khuôn khổ pháp lý về doanh nghiệp. Thực trạng doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và đã ngừng hoạt động kinh doanh tuy nhiên vẫn trốn tránh thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp là một bài toán nan giải đang đặt ra trong công tác quản lý doanh nghiệp hiện nay. Do vậy việc nghiên cứu và làm rõ ý nghĩa, vai trò của thủ tục giải thể doanh nghiệp trong chính sách quản lý doanh nghiệp là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, cần được chú trọng để qua đó, xây dựng những chính sách hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.
1.2. Nhược điểm của thủ tục giải thể doanh nghiệp:
Bên cạnh một số ưu điểm, quá trình giải thể doanh nghiệp cũng có một số nhược điểm như sau:
Thứ nhất, giải thể doanh nghiệp sẽ khiến cho các đơn vị chấm dứt hoạt động kinh doanh hoàn toàn. Trên thực tế, thủ tục giải thể doanh nghiệp khiến cho các doanh nghiệp bị xóa sổ về mặt pháp lý. Doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục giải thể đồng thời còn kéo hậu quả đó là giảm đi sự phát triển của một vùng kinh tế hay của một quốc gia nhất định.
Thứ hai, việc tìm hiểu quy định của pháp luật về quy trình và thủ tục giải thể doanh nghiệp là một trong những vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu pháp luật. Các vấn đề về giải quyết chế độ đó trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp như tiền lương, đối tác kinh doanh, nợ thuế … cần phải được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Quy trình giải thể doanh nghiệp cũng là một quy trình phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải đủ nhân sự am hiểu pháp luật, nếu thực hiện quy trình giải thể không đúng quy định của pháp luật thì hoàn toàn có thể bị xử phạt theo các điều luật tương ứng.
2. Đặc điểm cơ bản của thủ tục giải thể doanh nghiệp:
Thủ tục giải thể doanh nghiệp có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, thủ tục giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính. Đăng ký giải thể doanh nghiệp là một chế định pháp luật không thể thiếu trong pháp
Thứ hai, thủ tục giải thể doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo một số điều kiện nhất định. Các quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo ra cơ sở pháp lý để chấm dứt tư cách tồn tại của doanh nghiệp, mà còn bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và những người lao động khi doanh nghiệp đó không còn tồn tại.
Thứ ba, giải thể doanh nghiệp có nhiều hình thức khác nhau. Có thể là giải thể doanh nghiệp tự nguyện hoặc giải thể doanh nghiệp bắt buộc. Giải thể tự nguyện là việc giải thể theo ý trí của doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khi nhận thấy quá trình tồn tại của doanh nghiệp là không phù hợp thì doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể quyết định tự giải thể doanh nghiệp. Ngược lại, giải thể bắt buộc là giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc khi doanh nghiệp không còn đáp ứng đầy đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật tuy nhiên vẫn không thực hiện thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp thì bắt buộc phải giải thể. Đây được coi là nghĩa vụ của doanh nghiệp, quy định về thủ tục giải thể doanh nghiệp bắt buộc là cần thiết và thể hiện tính chất cưỡng chế của nhà nước đối với những doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật.
3. Phân biệt thủ tục giải thể doanh nghiệp với thủ tục phá sản doanh nghiệp:
Về bản chất, giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp có sự khác biệt như sau:
Thứ nhất, về chủ thể quyết định. Giải thể doanh nghiệp về cơ bản là theo quyết định của chủ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp rơi vào các trường hợp giải thể thì chủ doanh nghiệp trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền để ra quyết định giải thể doanh nghiệp. Trên cơ sở quyết định giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để giải thể. Trong khi đó, đối với phá sản doanh nghiệp thì chỉ có tòa án mới là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định mở thủ tục phá sản và tuyên bố phá sản.
Thứ hai, về trình tự và thủ tục thực hiện. Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính, chủ yếu do cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện, ngược lại phá sản doanh nghiệp là thủ tục tư pháp do tòa án thực hiện.
Thứ ba, về thủ tục thanh lý tài sản. Đối với giải thể doanh nghiệp, về nguyên tắc doanh nghiệp sẽ cần phải thanh toán tất cả các khoản nợ nên doanh nghiệp sẽ chủ động và có thể trực tiếp đứng ra thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ. Trong khi đó, phá sản doanh nghiệp do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nên quyền của doanh nghiệp đối với tài sản sẽ bị hạn chế. Phần tài sản còn lại của doanh nghiệp phải giao cho cơ quan trung gian, đó là các Tổ quản lý/thanh lý tài sản do tòa án quyết định thành lập để thanh toán cho các chủ nợ.
Thứ tư, về hậu quả pháp lý. Nếu như giải thể doanh nghiệp bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt hoạt động và xóa sùng doanh nghiệp trên thực tế, thì phá sản doanh nghiệp không phải luôn luôn có kết cục như vậy. Sau khi áp dụng thủ tục phá sản thì về mặt pháp lý, doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
THAM KHẢO THÊM: