Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ra ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Vậy ứng cứu sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm:
– Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm trong phạm vi cơ sở, trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để phối hợp ứng phó;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp huyện xảy ra trên địa bản;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp tỉnh xảy xa trên địa bàn;
– Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp quốc gia.
Như vậy, căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường bao gồm 04 cấp:
– Sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp cơ sở là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong phạm vi phương tiện vận chuyển, trong năng lực ứng phó tại chỗ của phương tiện vận chuyển
– Sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp huyện là sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm vượt quá phạm vi sự cố cấp cơ sở và có phạm vi ô nhiễm trong địa bàn của một huyện
– Sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp tỉnh là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp huyện và có phạm vi ô nhiễm trong địa bàn của một tỉnh
– Sự cố môi trường cấp quốc gia là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm xuyên quốc gia.
2. Các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm:
Ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm các giai đoạn sau:
2.1. Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm:
– Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình; chỉ đạo tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm theo kế hoạch ứng phó sự cố môi trường do mình phê duyệt.
– Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hướng dẫn, xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, các trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cho Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của cấp tỉnh, cấp huyện.
– Chủ dự án đầu tư, cơ sở phải có các công trình, trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật; xây dựng, huấn luyện lực lượng tại chỗ cho ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm.
– Việc ban hành, thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
+ Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành và thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp quốc gia; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm do Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành;
+ Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp tỉnh; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm do Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện ban hành;
+ Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện ban hành và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp huyện;
+ Chủ dự án đầu tư, cơ sở ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của cơ sở mình.
– Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm phải có kịch bản sự cố để có phương án ứng phó tương ứng và phải được công khai theo quy định của pháp luật.
– Việc lồng ghép, tích hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định như sau:
+ Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có thể được lồng ghép, tích hợp với các kế hoạch phòng thủ dân sự hoặc kế hoạch ứng phó sự cố khác;
+ Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường quy định tại điểm d khoản 4 Điều124 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng kế hoạch ứng phó sự cố khác.
– Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
+ Diễn tập ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở được thực hiện ít nhất 2 năm một lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Diễn tập ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia được thực hiện theo kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Diễn tập ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm phải có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, lực lượng có liên quan, đại diện đầu mối liên lạc của cộng đồng dân cư, những cơ sở xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng do sự cố gây ra.
2.2. Tổ chức ứng phó sự cố môi trường:
– Thông tin về sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm phải được thông báo kịp thời đến Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà xảy ra sự cố.
– Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã xảy ra sự cố trực tiếp xác minh tổ chức ứng phó sự cố kịp thời và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp huyện để công bố sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc thông báo cấp có thẩm quyền để tổ chức ứng phó theo phân cấp quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
– Ứng phó sự cố môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Xác định nguyên nhân sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm; loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường;
+ Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật;
+ Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp những biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường;
+ Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm;
+ Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.
– Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm phải báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ ứng phó sự cố môi trường khi được yêu cầu.
– Trường hợp phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường của sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm vượt ra ngoài phạm vi cơ sở, đơn vị hành chính thì người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm phải báo cáo cấp trên trực tiếp để chỉ đạo ứng phó sự cố.
– Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quyết, định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định các nguyên nhân sự cố môi trường trong trường hợp cần thiết.
– Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá phạm vi, đối tượng, mức độ tác động của sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm đến sức khỏe con người và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động.
2.3. Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường:
– Chủ dự án đầu tư, cơ sở gây ra sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm phải thực hiện phục hồi môi trường sau sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã xảy ra sự cố môi trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động phục hồi môi trường.
– Việc phục hồi môi trường sau sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia được thực hiện như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện các kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm cấp huyện trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện các kế hoạch phục hồi môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm đối với sự cố môi trường cấp tỉnh; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện các kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp quốc gia; trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường.
– Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường bao gồm:
+ Mô tả, đánh giá hiện trạng môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm sau sự cố gồm mức độ, phạm vi, tính chất ô nhiễm môi trường của mỗi khu vực; hiện trạng môi trường, mặt bằng, hệ sinh thái trước khi có sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm (nếu có); yêu cầu xử lý môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh, về khôi phục mặt bằng, phục hồi một số đặc điểm chính của hệ sinh thái;
+ Các giải pháp phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;
+ Danh mục, khối lượng các hạng mục phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;
+ Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo mỗi giai đoạn phục hồi môi trường; chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong tổng thời gian phục hồi môi trường; kế hoạch nghiệm thu kết quả phục hồi môi trường.
– Việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm tự mình thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; cơ quan phê duyệt kế hoạch phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc phục hồi môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt;
+ Trường hợp cơ quan phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm có quyền tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành việc phục hồi môi trường.
– Việc phục hồi môi trường sau sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh.
– Cơ quan phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường có trách nhiệm phải công bố kết thúc giai đoạn phục hồi môi trường cho cộng đồng dân cư, cơ quan báo chí và truyền thông.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Bảo vệ môi trường 2020