Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV và AIDS là tổ chức ủng hộ chính cho hành động toàn cầu cấp tốc, toàn diện và phối hợp về đại dịch HIV / AIDS.
Mục lục bài viết
1. UNAIDS là gì?
UNAIDS là tên viết tắt của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS nhằm mục đích phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của mười tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc trong công cuộc ứng phó với đại dịch AIDS trên toàn cầu.
Nhiệm vụ của UNAIDS là lãnh đạo, củng cố và hỗ trợ đáp ứng mở rộng đối với HIV và AIDS bao gồm ngăn ngừa lây truyền HIV, chăm sóc và hỗ trợ cho những người đã sống chung với vi-rút, giảm sự tổn thương của các cá nhân và cộng đồng đối với HIV và giảm bớt tác động của dịch. UNAIDS tìm cách ngăn chặn dịch HIV/ AIDS trở thành đại dịch nghiêm trọng.
UNAIDS có năm mục tiêu:
Lãnh đạo và vận động cho hành động hiệu quả về đại dịch;
Thông tin chiến lược và hỗ trợ kỹ thuật để hướng dẫn các nỗ lực chống lại AIDS trên toàn thế giới;
Theo dõi, theo dõi và đánh giá đại dịch và các phản ứng với nó;
Sự tham gia của xã hội dân sự và phát triển quan hệ đối tác chiến lược;
Huy động các nguồn lực để hỗ trợ một phản ứng hiệu quả.
UNAIDS có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi chia sẻ một số cơ sở trang web với Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là một thành viên của Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc. Hiện tại, Gunilla Carlsson dẫn dắt UNAIDS làm Giám đốc điều hành tạm thời. Cựu giám đốc điều hành là Peter Piot (1995-2008) và Michel Sidibé (2009-2019).
Cơ quan này khuyến khích nguyên tắc GIPA (sự tham gia nhiều hơn của những người nhiễm HIV) được xây dựng vào năm 1994 và được Liên Hợp Quốc xác nhận vào năm 2001 và 2006.
UNAIDS tiếng Anh là The Joint United Nations Programme on HIV and AIDS.
The Joint United Nations Programme on HIV and AIDS (UNAIDS) is the main advocate for accelerated, comprehensive and coordinated global action on the HIV/AIDS pandemic.
The mission of UNAIDS is to lead, strengthen and support an expanded response to HIV and AIDS that includes preventing transmission of HIV, providing care and support to those already living with the virus, reducing the vulnerability of individuals and communities to HIV and alleviating the impact of the epidemic. UNAIDS seeks to prevent the HIV/AIDS epidemic from becoming a severe pandemic.
UNAIDS is headquartered in Geneva, Switzerland, where it shares some site facilities with the World Health Organization. It is a member of the United Nations Development Group. Currently, Winnie Byanyima leads UNAIDS as Executive Director. Former Executive Directors are Peter Piot (1995-2008) and Michel Sidibé (2009-2019).
The agency promotes the GIPA principle (greater involvement of people living with HIV) formulated in 1994, and endorsed by the United Nations in 2001 and 2006.
2. Hoạt động của chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc UNAIDS:
UNAIDS hoạt động dựa trên nhận thức rằng ứng phó với HIV cần phải được mở rộng không ngừng cho tới lúc dịch bị ngăn chặn hoặc ảnh hưởng của nó giảm xuống đáng kể. Sự mở rộng này có hai yếu tố: thúc đẩy Tiếp cận Phổ cập về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ; và kết hợp các nỗ lực đó với những hành động có thể giải quyết các nhân tố xã hội làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV của con người.
Ban Thư ký UNAIDS đóng vai trò xúc tác và điều phối các hoạt động về phòng chống HIV, chứ không phải là cơ quan trực tiếp tài trợ và thực hiện. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu đang được khuyến khích và hỗ trợ gồm: Vai trò Lãnh đạo và vận động chính sách cho chương trình phòng chống HIV/AIDS hiệu quả, Thông tin chiến lược nhằm hướng dẫn cho các nỗ lực phòng chống AIDS toàn cầu, Giám sát, theo dõi và đánh giá tình hình dịch và những nỗ lực phòng chống dịch, Thu hút sự tham gia của các tổ chức vào công tác phòng chống HIV/AIDS, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức Phi chính phủ, Người sống chung với HIV, và các tổ chức/cá nhân trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Huy động các nguồn lực tài chính và kỹ thuật để hỗ trợ ứng phó hiệu quả. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) đã được nhất trí thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc tháng 9 năm 2000.
Cho đến nay gần 190 quốc gia thành viên đã ký vào bản cam kết thực hiện. Các mục tiêu này đi kèm với 18 chỉ tiêu cần đạt được trong thời gian nhất định, giúp cộng đồng quốc tế có thể dễ dàng đo được các tiến triển của mình đến thời điểm hiện tại.Theo đó, các mục tiêu sẽ phải đạt được vào năm 2015. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 6 kêu gọi phòng chống HIV/AIDS và đẩy lùi sự lây lan của dịch vào năm 2015.
8 Mục tiêu Thiên Niên Kỷ bao gồm:
1. Xóa đói tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói.
2. Đạt phổ cập giáo giục tiểu học
3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ
4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
5. Nâng cao sức khỏe bà mẹ
6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác
7. Đảm bảo bền vững về môi trường
8. Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển UNAIDS tại Việt Nam Mặc dù UNAIDS hoạt động mang tính toàn cầu, song phần lớn các công việc quan trọng nhất của UNAIDS đều được thực hiện tại cấp quốc gia.
Tại Việt Nam, UNAIDS hỗ trợ điều phối các ứng phó của quốc tế về HIV/AIDS, kết hợp với các cơ quan Đảng và chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy dự phòng, chăm sóc và điều trị, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức khác để xây dựng và thực hiện Khung Theo dõi và Đánh giá quốc gia, và tham gia vào các tiến trình hoạt động của LHQ như sáng kiến thí điểm một LHQ. Công tác điều phối ứng phó của LHQ đối với HIV do Nhóm Phối hợp của LHQ về HIV chỉ dẫn.
Nhóm bao gồm các đại diện của các cơ quan đồng tài trợ cùng chia sẻ, lập kế hoạch và theo dõi các hoạt động được điều phối giữa tổ chức của mình với các đối tác khác. Các hoạt động của Nhóm phối hợp của LHQ về HIV được định hướng dành cho công tác nhận định và hỗ trợ các kế hoạch chiến lược quốc gia của Việt Nam. Văn phòng UNAIDS gồm có một Giám đốc Quốc gia và các cán bộ chương trình trong nước và quốc tế cùng các nhân viên hỗ trợ khác. UNAIDS có trụ sở tại Geneva, và Tiến sĩ Peter Piot hiện là Giám đốc Điều hành của UNAIDS. UNAIDS có văn phòng hoạt động tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. UNAIDS hỗ trợ các quốc gia trong việc xây dựng, thực hiện và mở rộng các chiến lược toàn diện về phòng chống AIDS.
3. Quan hệ giữa UNAIDS và Việt Nam:
UNAIDS bắt đầu hỗ trợ Việt Nam ngay từ năm 1996 — năm thành lập của tổ chức. Một Cố vấn chương trình quốc gia được phái đến Việt Nam và một văn phòng nhỏ được mở tại trụ sở của Bộ Y tế cũng vào năm này, khởi đầu hoạt động của văn phòng UNAIDS tại Việt Nam.
Từ đó đến nay, UNAIDS đã phát triển lớn mạnh trong vai trò dẫn dắt đáp ứng với HIV trên toàn thế giới cũng như ở cấp độ quốc gia. Hỗ trợ của UNAIDS dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng đã gia tăng đáng kể.
UNAIDS đang hỗ trợ Quốc hội Việt Nam và Ủy ban quốc gia về phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ứng phó với HIV thông qua các hoạt động tư vấn chính sách và trợ giúp kỹ thuật, nhằm xây dựng và hoàn thiện một khung pháp lý đáp ứng tích cực với các vấn đề liên quan đến HIV, dựa trên bằng chứng và cách tiếp cận về quyền con người.
UNAIDS hỗ trợ Việt Nam khởi xướng và triển khai các sáng kiến mới trong đáp ứng với HIV, nhằm tăng cường và duy trì bền vững tiếp cận tới các dịch vụ về HIV cho những nhóm người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV, tạo ra hiệu suất lớn hơn trong chương trình phòng, chống HIV, hướng tới một đáp ứng tối ưu với HIV nhằm thực hiện mục tiêu 90-90-90 và kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam.
UNAIDS còn là một đối tác chính của Chính phủ Việt Nam trong việc điều phối hỗ trợ quốc tế cho phòng, chống HIV và quan hệ đối tác với các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống HIV. Các đối tác quốc tế và trong nước gồm Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét (Quỹ toàn cầu), Chương trình cứu trợ AIDS khẩn cấp của tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), Mạng lưới quốc gia của người sống chung với HIV (VNP+) và các đối tác khác.
UNAIDS cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực thực hiện mục tiêu 90-90-90 và hoàn thành Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ số 6 liên quan đến HIV/AIDS vẫn còn đang dang dở. Hiện tại, văn phòng UNAIDS ở Việt Nam do một Giám đốc Quốc gia đứng đầu, và bao gồm một nhóm cán bộ kỹ thuật hoạt động trong các mảng chương trình như thông tin chiến lược, can thiệp chiến lược, chính sách và điều phối, huy động cộng đồng và kết nối mạng lưới, và truyền thông.
4. Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS:
Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.
“Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” được James W. Bunn và Thomas Netter, hai viên chức thông tin đại chúng cho “Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS” của Tổ chức Y tế Thế giới tại Genève, Thụy Sĩ nghĩ ra lần đầu trong tháng 8 năm 1987. Bunn và Netter nêu ý kiến của họ cho Dr. Jonathan Mann, Giám đốc Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS (nay gọi là Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS). Dr. Mann thích sáng kiến này, đã chấp thuận và đồng ý với khuyến nghị về việc tổ chức “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” đầu tiên vào ngày 1 tháng 12 năm 1988.
Ngày 18.6.1986 chương trình “AIDS Lifeline” của đài truyền hình KPIX – một dự án giáo dục cộng đồng – có vinh dự được tổng thống Ronald Reagan nêu ra như một dẫn chứng về sáng kiến trong khu vực tư nhân. Do vai trò đồng sáng tạo chương trình “AIDS Lifeline” Bunn được Dr. Mann yêu cầu – nhân danh chính phủ Hoa Kỳ – nghỉ phép 2 năm (ở đài truyền hình KPIX) để theo Dr. Mann, một nhà dịch tễ học làm việc ở các Trung tâm kiểm soát bệnh, để phụ tá trong việc sáng tạo “Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS” cho Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Bunn đồng ý và được bổ nhiệm làm Viên chức thông tin đại chúng thứ nhất cho Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS. Cùng với Netter, Bunn đã nghĩ ra, thiết kế và thực hiện lễ khai mạc “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” đầu tiên – nay là nhận thức và sáng kiến phòng chống bệnh kéo dài nhất trong lịch sử y tế công cộng.
Thay vì tập trung vào một ngày duy nhất, Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AID đã lập ra “Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS” vào năm 1997 để tập trung vào thông tin, phòng chống và giáo dục về HIV/AIDS quanh năm. Trong 2 năm đầu, chủ đề của Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS tập chú vào các trẻ em và người trẻ. Các chủ đề trên lúc đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã lờ đi sự kiện là người ta thuộc mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm HIV và bệnh AIDS.Tuy nhiên, các chủ đề đã thu hút sự chú ý tới nạn dịch HIV/AIDS, giúp giảm bớt một số kỳ thị xung quanh căn bệnh này, và giúp thúc đẩy sự nhìn nhận vấn đề là một bệnh gia đình.
Năm 2004, “Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS” đã trở thành một tổ chức độc lập.
Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) ra đời năm 1996, đóng vai trò dẫn dắt đáp ứng toàn cầu với HIV. UNAIDS dẫn dắt và truyền cảm hứng cho toàn thế giới trong nỗ lực thực hiện tầm nhìn chung về Không còn người nhiễm mới HIV, Không còn phân biệt đối xử và Không còn người tử vong do AIDS. UNAIDS tập hợp nỗ lực của 11 tổ chức Liên Hợp Quốc, gồm UNHCR, UNICEF, WFP, UNDP, UNFPA, UNODC, UN Women, ILO, UNESCO, WHO và Ngân hàng thế giới, và phối hợp chặt chẽ với các đối tác toàn cầu cũng như ở cấp quốc gia nhằm tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.