Phụ nữ là một nửa không thể thiếu trong xã hội, tuy nhiên, tại nhiều quốc gia phụ nữ vẫn chưa được trọng, thậm chí một số quốc gia họ chỉ xem phụ nữ như một công cụ sinh nở. Chính vì vậy, hiện nay nhiều tổ chức phi chính phủ đã được thành lập mà mục đích chính là bảo về quyền lợi của người phụ nữ trên thế giới.
Mục lục bài viết
1. UN Women là gì?
UN Women là viết tắt của cụm từ Quỹ phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc, là Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập tháng 07/2010 trên cơ sở sáp nhập 4 cơ quan của Liên Hiệp Quốc về phụ nữ.
UN Women tên đầy đủ tiếng Anh là United Nations Development Fund for Women
Một số thuật ngữ bằng tiếng Anh có liên quan:
Quỹ phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc | United Nations Development Fund for Women |
Viện Quốc tế Nghiên cứu và Đào tạo vì sự tiến bộ của phụ nữ | International Research and Training Institute for the Advancement of Women |
Văn phòng Cố vấn đặc biệt về các vấn đề giới tính | Office of the Special Adviser on Gender Issues |
Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ | Division for the Advancement of Women |
2. Giới thiệu quỹ phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc:
2.1. Lịch sử hình thành:
UNIFEM là một tổ chức tự quản hợp tác chặt chẽ với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), mặc dù nghị quyết cũng chỉ rõ rằng các nguồn lực của quỹ nên bổ sung, không thay thế cho trách nhiệm của các cơ quan hợp tác phát triển khác của Liên hợp quốc . UNIFEM đã giúp tài trợ cho các dự án hỗ trợ phụ nữ và gia đình của họ. UNIFEM đã phát triển một chiến lược hỗ trợ phụ nữ trở thành “tác nhân thay đổi của chính họ thay vì người nhận từ thiện”. UNIFEM cũng giúp đảm bảo rằng các chương trình của Liên hợp quốc tuân theo các hướng dẫn được xây dựng bởi Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). UNIFEM cũng tham gia vào việc công nhận quyền của phụ nữ là quyền con người. Nó ủng hộ bình đẳng giới trên toàn thế giới. UNIFEM cũng coi quyền phụ nữ là một vấn đề của hòa bình và an ninh.
UNIFEM hoạt động dựa trên nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện cho tổ chức. Tổ chức có trụ sở tại Thành phố New York . Các quốc gia và khu vực khác nhau có các ủy ban riêng trong UNIFEM. UNIFEM là một trong những cơ quan nhỏ hơn tại LHQ và nằm ở vị trí thấp hơn trong hệ thống phân cấp của LHQ, theo chính trị gia người Canada Stephen Lewis.
Ngày 24/1/2011, UN Women đã chính thức làm lễ ra mắt tại trụ sở ở New York, do bà cựu Tổng thống Chile Michelle Bachelet làm Giám đốc Điều hành. UN Women được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 cơ quan vì quyền lợi phụ nữ trước đây của LHQ là Quỹ Phát triển phụ nữ của LHQ (UNIFEM), Cao ủy vì sự tiến bộ của Phụ nữ (DAW), Văn phòng Cố vấn đặc biệt các vấn đề về giới (OSAGI) và Viện Nghiên cứu và đào tạo Quốc tế vì sự tiến bộ của phụ nữ LHQ (UN-INSTRAW).
Như vậy là sau 100 năm đấu tranh bình đẳng giới, phụ nữ thế giới đã có được sự quan tâm sâu sắc hơn của cơ quan LHQ bằng việc cho ra đời một tổ chức chính thức ngang bằng với nhiều tổ chức khác của LHQ.Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã gọi đó là một “sự kiện lịch sử” khi Đại hội đồng LHQ thống nhất thông qua Nghị quyết thành lập Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Nâng cao quyền lực cho phụ nữ (gọi tắt là UN Women) vào tháng 7/2010
Để đi đến việc thành lập UN Women, ban lãnh đạo LHQ và các nước thành viên LHQ đã phải “vật lộn” với khá nhiều việc trong suốt 4 năm. Tiền đề cho việc thành lập UN Women là Hội nghị Phụ nữ thế giới do LHQ tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995. Tại hội nghị đó, phụ nữ các nước đã ký kết “Tuyên bố Bắc Kinh” vì quyền bình đẳng của phụ nữ và nhiều vấn đề quan trọng khác. Tuyên bố kêu gọi chính quyền các nước chấm dứt sự kỳ thị đối với phụ nữ đồng thời thúc đẩy việc xóa bỏ sự cách biệt giữa nam và nữ ở 12 lĩnh vực, trong đó bao gồm giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe, quyền con người và sự tham gia vào chính trị. Đây cũng là cơ sở xây dựng nghị trình hoạt động của tổ chức UN Women.
2.2. Vai trò của UN Women:
Hỗ trợ các tổ chức liên chính phủ, như CSW, trong việc hoạch định các chính sách, tiêu chuẩn và quy chuẩn toàn cầu cho phụ nữ
– Hỗ trợ các chính phủ thành viên áp dụng những tiêu chuẩn, quy chuẩn đó vào thực tiễn.
– Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật thích hợp cho những quốc gia cần thiết
– Thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn” với các quốc gia này.
2.3. Mục tiêu của Quỹ:
- Giảm sự nghèo khó và việc thải loại phụ nữ;
- Loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ;
- Ngăn chặn việc truyền bệnh HIV/AIDS trong dân số phụ nữ;
- Mở rộng quyền đạt được các chức vụ hữu trách trong các chính phủ và trong việc tái thiết sau xung đột.
Quỹ cung cấp trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho các chương trình và các chiến lược sáng kiến đổi mới nhằm làm thăng tiến nhân quyền của phụ nữ, bảo đảm kinh tế và giúp họ tham gia vào chính trị. Từ năm 1976 Quỹ đã hỗ trợ việc “trao quyền cho phụ nữ” và “bình đẳng giới tính” thông qua các văn chương trình của mình và liên kết với các tổ chức phụ nữ trong các khu vực lớn trên thế giới. Quỹ đã bắt đầu xúc tiến việc hỗ trợ từ năm 1996 ở Nam Phi rồi mở rộng sang vùng Đông Phi, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Mỹ và vùng Andes.
2.4. Nguyên tắc hoạt động:
– Thúc đẩy các nước tăng cường thực hiện các thỏa ước quốc tế;
– Hậu thuẫn các quá trình liên chính phủ tăng cường khuôn khổ toàn cầu về bình đẳng giới;
– Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ;
– Tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ quan thành viên LHQ trong các vấn đề phụ nữ;
– Chia sẻ tri thức và kinh nghiệm phát triển của phụ nữ.
2.5. Nội dung hoạt động:
– Tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ;
– Chấm dứt bạo lực chống phụ nữ;
– Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào tiến trình giải quyết xung đột
– Tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ; các ưu tiên bình đẳng giới phải ở vị trí trung tâm của kế hoạch và ngân sách quốc gia và các ngành.
3. Tình trạng bình đẳng giới tại Việt Nam hiện nay:
Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động, xếp thứ 68 trong số 166 nước về chỉ số phát triển giới. Những nỗ lực của Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Để đạt được những tiến bộ này, các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm tạo chuyển biến của xã hội về nhận thức và hành động đối với công tác này trong thời gian vừa qua.
Tuy vậy, bạo lực trên cơ sở giới vẫn là một thách thức lớn ở Việt Nam. Theo Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua).
Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Việc ban hành các chính sách, pháp luật phải đi đôi với trách nhiệm và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc triển khai để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, phải chú trọng đến vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan truyền thông trong việc thay đổi những quan niệm truyền thống, những định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới. Quan trọng hơn, bản thân phụ nữ và trẻ em cũng phải chủ động hơn nữa trong việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại đồng thời cần phải được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại.
Điểm nhấn của Lễ phát động năm nay chính là sự chung tay, vào cuộc của các cơ quan, đơn vị trong Quân đội thông qua các hoạt động thiết thực: Lễ ký cam kết hưởng ứng Tháng hành động của 6 đơn vị quân đội, tặng quà 20 gia đình tiêu biểu. Nhiều sự kiện bên lề Lễ phát động cũng đồng loạt được tổ chức để tạo hiệu ứng về truyền thông như: đồng diễn flashmob; tổ chức tuần hành, hội thảo và tọa đàm về bạo lực giới…tại Hải Phòng và nhiều địa phương trong cả nước.
Bên cạnh đó, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn Cao cấp của Ban Thư ký ASEAN 2020, Đại diện Việt Nam tại Nhóm Phụ nữ ASEAN về Hòa bình, nhấn mạnh tầm quan trọng của mối tương tác chặt chẽ giữa hoà bình, phát triển bền vững và bao trùm là “chìa khoá” quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy phụ nữ, hòa bình và an ninh trong ASEAN và toàn cầu.
Đại sứ cũng đề cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng gắn kết, năng động, bền vững và bao trùm trong giai đoạn hậu Covid-19, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa phụ nữ vào vị trí trung tâm trong những chiến lược, kế hoạch hợp tác dài hạn của ASEAN như xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025, triển khai Kế hoạch phục hồi tổng thể của ASEAN và tiến trình xây dựng Tầm nhìn của ASEAN sau 2025.
Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới được triển khai với ý nghĩa là một chiến dịch truyền thông cấp quốc gia nhằm nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia chủ động, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân, Đặc biệt, nam giới phải là lực lượng tiên phong, nòng cốt, chủ động đồng hành cùng các cơ quan chức năng và cộng đồng trong công tác phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.