Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Vậy Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền chuyển nhượng đất cho người dân không?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã theo quy định của pháp luật:
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Đây là cơ quan Nhà nước, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương đó.
Theo quy định tại Điều 35 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung liên quan đến quản lý chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
+ Cơ quan Nhà nước này quyền ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã. Tức với các vấn đề nằm trong quyền hạn quản lý của Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân xã sẽ có quyền ban hành nghị quyết. Nghị quyết này mang tính áp dụng chung cho toàn thể người dân tại địa phương đó.
+ Ủy ban nhân dân xã có quyền đưa ra quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
+ Với những kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của xã, Ủy ban nhân dân xã có quyền thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
+ Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. Tức nguồn ngân sách địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân xã quản lý, đưa ra quyết định và phương án thực hiện.
+ Với những nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, cơ quan Nhà nước này phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện.
Trên đây là những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã theo quy định của pháp luật. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã phải nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở để tạo nên tính pháp lý trong quy trình hoạt động của Cơ quan Nhà nước này. Hơn hết, nó giúp công tác quản lý Nhà nước đạt được tính hiệu quả, toàn diện nhất.
2. UBND xã có quyền chuyển nhượng đất cho người dân không?
Theo quy định tại Điều 59
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
+ Trường hợp 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền giao đất đối với cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Trường hợp 3: Đối với trường hợp cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định cho thuê.
+ Trường hợp 4: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Như vậy, có thể thấy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, đối với trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
+ Đối với cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giao đất.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với đất đai như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. Tức nếu cá nhân, tổ chức muốn thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp nhằm mục đích công ích của địa phương, thì Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cho thuê đất.
Có thể thấy,
Do đó, có thể khẳng định, Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền chuyển nhượng đất đai cho người dân.
3. Liên quan đến việc sử dụng đất của người dân tại địa phương, Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền gì?
Như đã phân tích ở trên, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền chuyển nhượng đất đai cho người dân, mà chỉ có thẩm quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. Ngoài thẩm quyền nêu trên, liên quan đến hoạt động đất đai ở địa phương, Ủy ban nhân dân xã còn có các thẩm quyền khác. Cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền quản lý đất đai. Đối với hoạt động sử dụng đất đai ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quản lý. Theo đó, công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước này buộc người dân phải tuân thủ các nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng đất đai do Nhà nước đề ra. Nếu có sai phạm, sẽ đưa ra phương thức xử lý phù hợp. Điều này giúp đảm bảo trật tự xã hội, nâng cao chất lượng quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đến đất đai.
– Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền hòa giải đối với tranh chấp đất đai. Thực tế, có rất nhiều trường hợp tranh chấp đất đai trong thực tế. Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, là người dân sẽ tiến hành khiếu nại ra Ủy ban nhân dân cấp xã để xã tiến hành hòa giải.Lúc này, Ủy ban nhân dân xã sẽ dựa vào hồ sơ địa chính xã, căn cứ vào trường hợp thực tế để đưa ra phương hướng hòa giải cho các bên. Đồng thời, dù hòa giải thành hay không thành, Ủy ban nhân dân cấp xã cũng phải lập biên bản hòa giải.
– Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử lý vi phạm liên quan đến đất đai.
+ Trong trường hợp công chức địa chính cấp xã phát hiện các hành vi vi phạm đất đai thì phải có nhiệm vụ báo cáo ngay cho Chủ tịch UBND cấp xã để cơ quan này đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý.
+ Chủ tịch UBND có quyền tổ chức kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi bi phạm và xử lý vi phạm theo quy ,định của pháp luật. Trong trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền giải quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ/CP Chủ tịch UBND cấp xã có quyền xử phạt trong lĩnh vực đất đai với các hình thức xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5 triệu đồng; Tịch thu các loại giấy tờ làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015;
Luật đất đai 2013.