Hiện nay, nhu cầu đầu tư vào ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng lớn. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, tỷ lệ vốn góp tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài với loại hình dịch vụ vận tải được ghi nhận là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Tỷ lệ vốn tối đa nhà đầu tư nước ngoài với dịch vụ vận tải:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về tỷ lệ vốn góp tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải. Đây là một trong những điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh dịch vụ vận tải, một trong những loại hình kinh doanh dịch vụ logistic. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải. Theo đó, điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
– Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường biển, ngoại trừ trường hợp vận tải nội địa, thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau: Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo có mang quốc tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc được thực hiện quyền góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài được xác định là không quá 49%. Tổng số tiền bên nước ngoài làm việc trên tàu treo có mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc sở hữu của các công ty này trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ không được vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải là công dân mang quốc tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp, góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, tức là loại hình dịch vụ này hoàn toàn có thể dùng riêng trong một số lĩnh vực để cung cấp các dịch vụ và áp dụng thủ tục cấp phép tại khu vực đó, sẽ có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, trong đó pháp luật cũng quy định cụ thể về tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài trên thực tế là không được vượt quá 50%. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hay còn được gọi tắt là hợp đồng BCC;
– Đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, ngoại trừ loại hình kinh doanh dịch vụ cung cấp tại các sân bay, các cảng hàng không, thì sẽ được thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục góp vốn/mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, trong đó cần phải thỏa mãn về tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài trên thực tế là không được vượt quá 50%;
– Đối với trường hợp kinh doanh loại hình dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, đi sẽ được thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục góp vốn/mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, tuy nhiên trong đó bắt buộc phải có vốn góp của các nhà đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ có quyền thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
– Trong trường hợp kinh doanh các loại hình dịch vụ khác, trong đó bao gồm các hoạt động như kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu trọng lượng, xác định trọng lượng, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng hóa, dịch vụ vận chuyển chứng từ vận tải, thì sẽ được thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục góp vốn/mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, tuy nhiên trong đó bắt buộc phải có vốn góp của các nhà đầu tư trong nước;
– Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, thì sẽ được thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục góp vốn/mua cổ phần hoặc bộ phần vốn góp trong các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải tuân thủ quy định về tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp này là không được vượt quá 49%;
– Đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, thì sẽ được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc có thể thành lập doanh nghiệp, hoặc có thể thực hiện thủ tục góp vốn/mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải tuân thủ quy định về 1.000.000.000 lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp này là không được vượt quá 51%. Đồng thời cần phải đáp ứng điều kiện đó là 100% lái xe của các doanh nghiệp đều phải được xác định là công dân mang quốc tịch Việt Nam;
– Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường hàng không thì sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
Theo đó thì có thể nói, có thể đưa ra khái quát về tỷ lệ vốn góp tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các loại hình dịch vụ kinh doanh vận tải như sau:
– Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt, vốn góp từ phía các nhà đầu tư nước ngoài là không được vượt quá 49%;
– Đối với dịch vụ kinh doanh vận tải đường bộ, vốn góp từ phía các nhà đầu tư nước ngoài là không được vượt quá 51%;
– Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển, vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài là không được vượt quá 49%;
– Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, vốn góp từ phía các nhà đầu tư nước ngoài là không được vượt quá 49%;
– Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải đường hàng không, vốn góp đối với các nhà đầu tư nước ngoài là không được vượt quá 30%;
– Đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ hỗ trợ khác thì vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài là không được vượt quá 50%.
2. Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đối với dịch vụ vận tải:
Trình tự và thủ tục góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải như sau:
Bước 1: các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu góp vốn đối với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Bản sao có công chứng và có xác nhận của lãnh sự đối với các loại giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân của các nhà đầu tư nước ngoài như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn;
– Giấy phép kinh doanh đã thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự;
– Các loại giấy tờ chứng minh đáp ứng đầy đủ điều kiện để góp vốn đối với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải;
–
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty vận tải của Việt Nam đặt trụ sở chính. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Sở kế hoạch và đầu tư sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu nhận thấy hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu bổ sung. Doanh nhân ngoại quốc hoặc chủ doanh nghiệp công ty vận tải của Việt Nam sẽ tiến hành thủ tục chuyển nhượng, mua bán cổ phần và phần vốn góp đối với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải. Sau khi nhận được chấp nhận của Sở kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp vận tải Việt Nam và chủ đầu tư nước ngoài có thể bắt đầu tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng theo đúng tỷ lệ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tỷ lệ tối đa.
Bước 4: Thực hiện thủ tục thay đổi loại hình công ty, thay đổi cổ đông, thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn hoặc cổ phần.
3. Dịch vụ vận tải có được coi là loại hình dịch vụ logistics không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, có quy định cụ thể về việc phân loại dịch vụ logistic, trong đó bao gồm:
– Dịch vụ kinh doanh vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển;
– Dịch vụ kinh doanh vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;
– Dịch vụ kinh doanh vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ;
– Dịch vụ kinh doanh vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt;
– Dịch vụ vận tải đường hàng không;
– Dịch vụ vận tải đa phương thức;
– Dịch vụ phân tích và kiểm định kĩ thuật;
– Các loại hình hỗ trợ dịch vụ vận tải khác.
Theo đó thì có thể nói, dịch vụ vận tải là một trong những loại hình dịch vụ logistic.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.