Mục đích và yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS? Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS? Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS? Trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS?
HIV/AIDS luôn là một trong những vấn đề gây nhức nhối đối với bất cứ một quốc gia nào. Hiện nay, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS rất quan trọng. Đảng và Nhà nước ta cần ban hành các chính sách kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS với thông tin kiến thức về HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, các biện pháp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Mục đích và yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS:
Theo quy định của pháp luật thì mục đích và yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS có nội dung như sau:
– Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
– Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phải chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực.
+ Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phải phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán.
+ Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS không phân biệt đối xử, không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới và không đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV.
Để làm tốt công tác thông tin, giáo dục, truyền thông sẽ giúp thay đổi và duy trì hành vi theo hướng tích cực. Chính bời vì vậy, các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông không chỉ cung cấp thông tin và định hướng thái độ mà còn phải hướng dẫn các kỹ năng nhằm thay đổi hành vi.
2. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS:
Theo quy định của pháp luật thì nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS được quy định như sau:
– Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.
– Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS.
– Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV.
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
– Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
– Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
– Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
Chúng ta đều biết rằng nhiệm vụ của công tác thông tin, giáo dục, truyền thông chống lại kỳ thị và phân biệt đối xử là cung cấp thông tin. Các thông tin cần được cung cấp có thể bao gồm kiến thức khoa học về HIV và AIDS, cơ chế lây nhiễm HIV và cách phòng tránh lây nhiễm, các tiếp xúc không lây nhiễm, cách chăm sóc cho người nhiễm HIV, các vấn đề pháp lý bao gồm quyền của người nhiễm HIV, thông tin về thuốc kháng vi rút và những hoạt động điều trị cho người nhiễm HIV. Một mảng thông tin quan trọng khác bao gồm những tin tức về tình hình diễn biến của đại dịch, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong nước và quốc tế, các tấm gương tiêu biểu của người nhiễm HIV vượt lên khó khăn để sống có ích.
Để các chủ thể có những thông tin đầy đủ và chính xác về HIV/AIDS, người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cần phải tham khảo các nguồn thông tin đáng tin cậy như các chuyên gia về HIV/AIDS, sách, tài liệu, website của các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS. Điều quan trọng là phải thường xuyên theo dõi và tham khảo để luôn có các thông tin cập nhật mới nhất.
3. Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS:
Ngày nay với những tác động tiêu cực mà HIV/AIDS đem đến thì mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
Tuy nhiên, pháp luât quy định ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng sau đây: Người nhiễm HIV; Người sử dụng ma túy; Người bán dâm; Người có quan hệ tình dục đồng giới; Người chuyển đổi giới tính; Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của người sử dụng ma túy, người bán dâm, người có quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển đổi giới tính; Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV; Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Người di biến động; Phụ nữ mang thai; Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy; Người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những chủ thể là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.
Như vậy, đối tượng cần tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS là rất lớn.
Để giảm thiểu được tác động tiêu cực mà HIV/AIDS đem đến cho con người thì các chủ thể là người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông phải rất thận trọng trong việc xây dựng và đưa ra các thông điệp. Để đóng góp phần giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, các thông điệp thông tin, giáo dục, truyền thông phải mang tính định hướng tích cực. Các hình ảnh và thông điệp không quá nhấn mạnh sự nguy hiểm của HIV/AIDS như là những vấn đề quan trọng nhất. Thay vì đe dọa khiến công chúng ghê sợ tẩy chay người nhiễm HIV, các thông điệp cần hướng dẫn cách phòng tránh đúng mức, cách chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV để cùng nhau khắc phục hậu quả của HIV/AIDS và phòng chống đại dịch một cách có hiệu quả.
4. Trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS:
Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS có nội dung như sau:
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.
– Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS.
– Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí thường xuyên thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép chương trình phòng, chống HIV/AIDS với chương trình thông tin, truyền thông khác.
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy; kết hợp giáo dục phòng, chống HIV/AIDS với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ phải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác.
– Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định pháp luật cần có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho Nhân dân trên địa bàn địa phương.
– Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát
Có thể khẳng định, việc phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn hiện nay vừa là trách nhiệm và cũng chính là nghĩa vụ của toàn xã hội, của từng gia đình và mỗi cá nhân. Tất cả mọi người cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS; mỗi chúng ta đều cần thường xuyên tham gia các buổi tuyên truyền về các tệ nạn xã hội; có lối sống lành mạnh, tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè; không sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm nhằm góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS