Tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam - Thủ tục tuyển dụng của doanh nghiệp khác nhau như thế nào?
Tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và lao động trong nước – Thủ tục tuyển dụng của doanh nghiệp khác nhau như thế nào?
1. Thủ tục tuyển dụng lao động trong nước của doanh nghiệp.
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 và Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn “Bộ luật lao động 2019” về việc làm quy định thủ tục, trình tự tuyển lao động như sau:
Bước 1: Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Nội dung thông báo bao gồm:
+ Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển;
+ Loại hợp đồng dự kiến giao kết;
+ Mức lương dự kiến;
+ Điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc.
Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH tại Khoản 1 Điều 5 quy định thủ tục, trình tự tuyển lao động quy định như sau:
"1. Việc thông báo công khai quy định tại các Khoản 1 và Khoản 4 Điều 7
a) Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng."
– Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:
+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định Phiếu đăng ký dự tuyển lao động này được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH.
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
+ Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động thời gian tuyển lao động.
Bước 3: Người sử dụng lao động phải thông báo công khai kết quả tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.
Bước 4: Người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển, người sử dụng lao động phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH. Người lao động có nhu cầu trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo kết quả tuyển lao động.
2. Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài của doanh nghiệp.
Khi tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Theo quy định tại Điều 170 “Bộ luật lao động 2019”, chỉ tuyển dụng lao động là người nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Theo quy định tại Điều 171 “Bộ luật lao động 2019”, người lao động là công dân nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động. Để được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 102/2013/NĐ-CP.
Thủ tục tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH quy định:
Bước 1: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) dự kiến tuyển người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải báo cáo giải trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc và nộp trực tiếp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH.
Người sử dụng lao động đã được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài mà có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì phải nộp trực tiếp báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ sung trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến tuyển mới, tuyển thêm hoặc tuyển để thay thế người lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH.
Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài tới từng người sử dụng lao động theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của người sử dụng lao động.
Sau đó, thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Điều 12 Nghị 102/2013/NĐ-CP.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục, trình tự tuyển dụng lao động
– Thành lập website tuyển dụng như thế nào?
– Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được tuyển dụng
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí