Khi vi phạm hành chính biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép là hình thức xử phạt bổ sung đối với cá nhân tổ chức vi phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành. Cùng bài viết tìm hiểu về tước quyền sử dụng giấy phép là gì? Xử phạt tước giấy phép như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tước quyền sử dụng giấy phép là gì?
Theo Điều 25
“1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Theo đó chúng ta có thể hiểu đây là biện pháp để xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính, để răn đe đối với hành vi vi phạm và là hình thức xử lý hợp lý đối với vi phạm này. Ví dụ vi phạm giao thông gây tai nạn nghiêm trọng bị lập biên bản và xử lý phạt tiền kèm theo tước giấy phép lái xe ô tô.
2. Xử phạt tước giấy phép:
Theo Điều 25
“1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Hình thức xử phạt được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau:
– Văn bản pháp luật về xử phạt hành chính quy định có thể áp dụng biện pháp xử phạt này đối với vi phạm hành chính cụ thể nào đó;
– Cá nhân, tổ chức đã có hành vi trực tiếp vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
Pháp luật quy định rõ ai có thẩm quyền được quyền sử dụng những loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề nào. Trong thời gian bi tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tổ chức, cá nhân vi phạm không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đây là hình thức xử phạt bổ sung nhưng hình thức xử phạt này rất nghiêm khắc. Do ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất, uy tín của người vi phạm hành chính. Do đó, hình thức xử phạt này mang lại hiệu quả lớn và ngăn ngừa vi phạm hành chính.
Hình thức trên có thể được áp dụng cùng với hình thức phạt chính như cảnh cáo hay phạt tiền. Mặc dù là hình thức xử phạt bổ sung nhưng nó rất nghiêm khắc, trong khi phạt cảnh cáo chỉ áp dụng với các vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ. Như vậy, ta thấy chưa hợp lý, cần có sự điều chỉnh trong pháp lệnh.
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép trong xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được pháp luật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 từ 01 tháng đến 24 tháng đối với những trường hơp bị tước quyền sử dụng giấy phép, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật.
Đối với các cá nhân mà vi phạm thì thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được tiến hành các hoạt động ghi trong quyết định xử phạt theo quy định mà pháp luật đề ra
Dựa như trên có thể thấy rằng pháp luật đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết về thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép trong xử phạt hành chính. Theo đó người bị tước quyền sử dung giấy phép phải tuân thủ theo.
Kết luận: như vậy dựa vào quy định tại luật xử lý vi phạm hành chính có thể thấy những quy định này xem xét và bổ sung theo hướng đo là đối với thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm thì có thể áp dụng cách tương tự như cách xác định mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 23
Những trường hợp vi phạm quy định bị xử lý theo quy định với thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định theo quy định của pháp luật là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó.
4. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép trong xử phạt vi phạm hành chính:
Bước 1: đầu tiên, khi bị tước quyền sử dụng giấy phép hay tước quyền đối với chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề và
Bước 2: Trong những trường hợp căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 80 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng thực tế gây hậu quả tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường thì người có thẩm quyền phải
Bước 3: Đối với những giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ và ra quyết định thu hồi ngay theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật. bên cạnh đó có những trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì tạm giữ và trong thời hạn 02 ngày làm việc, thời gian được tính kể từ ngày phát hiện và sau đó thì phải chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết về vấn đề này.
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đã quy định chi tiết vè các nội dung như tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định thì cần thực hiện theo các thủ tục mà pháp luật đề ra. Chúng tôi đã đưa ra các thủ tục theo quy định như trên, Các trường hợp không tuân thủ theo quy định sẽ bị xử lý tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Tước quyền sử dụng giấy phép là gì? Xử phạt tước giấy phép? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi năm 2020.