Những xe tải lưu thông trên đường thường có phù hiệu xe để thể hiện xe kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, trong quá trình lưu thông, một số xe vi phạm bị tước phù hiệu. Vậy tước phù hiệu là gì? Xe tước phù hiệu được lưu thông không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là phù hiệu xe?
Phù hiệu xe thường được thấy trên những xe tải thực hiện kinh doanh vận tải. Phù hiệu xe tải thường được gắn ở những vị trí dễ quan sát của xe tải, ví dụ như phù hiệu ở trên kính chắn gió gần phía bên phải của người lái, phù hiệu đó phải nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị tẩy xóa hoặc sửa chữa những thông tin trên đó. Thông thường, phù hiệu xe được xác định là mẫu giấy hoặc mẫu tem mà những xe hoạt động kinh doanh vận tải bắt buộc phải dán lên bên phải mặt trong kính trước của xe ô tô, ngay sát phía dưới vị trí của tem kiểm định xe khi lưu thông trên đường.
Mỗi loại xe kinh doanh vận tải sẽ có phù hiệu và thời hạn khác nhau. Khi tham gia giao thông dù là được sử dụng với mục đích kinh doanh hay nhu cầu đi lại thì đều phải tuân thủ các quy định về phù hiệu xe tải theo đúng quy định của luật. Chẳng hạn như: XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE BUÝT”, “XE TAXI”, XE HỢP ĐỒNG”…Theo đó, phù hiệu xe phải được bảo quản kỹ càng, không được phép tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu khác với thông tin so với lúc đăng ký phù hiệu.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định những loại xe kinh doanh vận tải phải dán phù hiệu, bao gồm:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: Dán phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;
– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách: Dán phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;
– Xe buýt: Dán phù hiệu “XE BUÝT”;
– Xe taxi: Dán phù hiệu “XE TAXI”;
– Xe ô tô vận tải chở hành khách theo hợp đồng: Dán phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;
– Xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng:
+ Công-ten-nơ: Dán phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”;
+ Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Dán phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;
+ Xe ô tô tải và xe taxi tải: Dán phù hiệu “XE TẢI”.
2. Tước phù hiệu xe là gì?
Phù hiệu xe được hiểu là loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với xe kinh doanh vận tải. Theo đó, tước phù hiệu xe được hiểu là xe kinh doanh vận tải bị cơ quan Nhà nước thu hồi phù hiệu được gắn trên xe kinh doanh vận tải. Điều này đồng nghĩa với việc xe bị tước phù hiệu sẽ không được phép lưu thông trên đường. Nếu xe vẫn cố ý lưu thông trên đường thì sẽ bị xử phạt tương đương với hành vi xe lưu thông không có phù hiệu.
3. Khi nào thì xe bị tước phù hiệu?
Căn cứ theo quy định tại điểm i, điểm l khoản 14 Điều 30
Thực hiện hành vi chở quá tải không đúng theo quy định của pháp luật hiện hành đối với những hành vi được quy định tại điểm h khoản 17, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11 và điểm a khoản 12 Điều 30 Nghị định số 100/2019 thì chủ xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện kinh doanh giao thông vận tải vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng;
Thực hiện hành vi chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của xe đối với hành vi được quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng. Trong trường hợp chở quá tải thuộc hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy, cũng như việc người điều khiển phương tiện giao thông bị tước Giấy phép lái xe thì trong trường hợp điều khiển phương tiện giao thông chở quá tải sẽ bị tước phù hiệu xe. Khi xe bị tước phù hiệu thì đồng nghĩa với việc xe không được phép lưu thông trên đường do không đầy đủ giấy tờ theo quy định.
4. Mức xử phạt đối với xe kinh doanh giao thông vận tải không có phù hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành:
Xe bị tước phù hiệu thì được xem như xe không có phù hiệu trong một thời gian nhất định. Việc gắn phù hiệu xe đối với xe kinh doanh vận tải là quy định bắt buộc thực hiện từ trước ngày 01/7/2018. Trước đây khi
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì áp dụng việc gắn phù hiệu xe đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì áp dụng việc gắn phù hiệu xe đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì áp dụng việc gắn phù hiệu xe đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng việc gắn phù hiệu xe đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 thì áp dụng việc gắn phù hiệu xe đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Tuy Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định số 10/2020/NĐ-CP thì việc gắn phù hiệu xe đối với xe kinh doanh vận tải vẫn là quy định bắt buộc. Theo đó, nếu xe kinh doanh vận tải được lưu thông trên đường mà không dán phù hiệu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể mức xử phạt được quy định cụ thể đối với người điều khiển phương tiện giao thông không dán phù hiệu và xử phạt đối với chủ sở hữu xe lưu thông không dán phù hiệu như sau:
4.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải không dán phù hiệu xe:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe không gắn phù hiệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền cụ thể sau:
– Theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23 Nghị định này thì phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 07 triệu đồng đối với người điều khiển xe chở hành khách không có phù hiệu hoặc có nhưng không gắn phù hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc người điều khiển xe sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này thì phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự như xe ô tô vận chuyển hàng hóa có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc có phù hiệu nhưng phù hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc người điều khiển xe sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ sở hữu xe kinh doanh vận tải không dán phù hiệu:
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ xe được quy định do chủ xe thường là chủ cơ sở kinh doanh, có tất cả các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến xe kinh doanh vận tải. Theo đó, chủ xe phải thực hiện nghĩa vụ đầy đủ, thực hiện đầy đủ giấy tờ liên quan đến xe theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi xe không có phù hiệu mà vẫn lưu thông trên đường bộ thì ngoài người điều khiển phương tiện giao thông không gắn phù hiệu theo quy định thì chủ xe cũng bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể mức xử phạt được quy định theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều 32; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 24 hoặc vừa là chủ xe vừa trực tiếp điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải không gắn phù hiệu thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều 23; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 24 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 06 triệu đồng đối với cá nhân làm chủ phương tiện xe ô tô kinh doanh vận tải không gắn phù hiệu;
Phạt tiền từ 08 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với tổ chức làm chủ phương tiện xe ô tô kinh doanh vận tải không gắn phù hiệu
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 1 năm 2020 Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.