Hành vi tung tin đồn lộ đề thi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạo ra nghi ngờ về công tác bảo mật trong giáo dục và đào tạo. Vậy tung tin đồn lộ đề thi bị phạt thế nào, có bị phạt tù không?
Mục lục bài viết
1. Tung tin đồn lộ đề thi bị phạt thế nào, có bị phạt tù không?
1.1. Tin đồn là gì?
Tin đồn là những thông tin không chắc chắn, chưa được xác minh mà mọi người thường truyền tay cho nhau hoặc chia sẻ qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Tin đồn có thể là sự kiện, thông tin, hoặc câu chuyện không được xác minh hoặc chứng minh đúng đắn, và thường xuất phát từ nguồn không rõ ràng hoặc không đáng tin cậy.
Tin đồn có thể lan truyền nhanh chóng và gây ảnh hưởng lớn đến công chúng, do đó, quản lý và kiểm soát tin đồn là một vấn đề quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Việc kiểm tra và xác minh thông tin trước khi tin tưởng và chia sẻ là quan trọng để tránh sự lan truyền của tin đồn và thông tin sai lệch.
1.2. Xử phạt đối với hành vi tung tin đồn làm lộ đề thi:
Các kỳ thi được tổ chức nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực của các ứng viên; có thể giúp tìm kiếm và phát triển tài năng mới, tạo cơ hội cho những người xuất sắc được công nhận và thúc đẩy phát triển của họ. Do đó, việc bảo mật đề thi có ý nghĩa quan trọng cho các kỳ thi nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 531/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó đề thi chính thức, các đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai, là một trong những bí mật nhà nước.
Hành vi tung tin đồn lộ đề thi có thể tạo ra sự hiểu lầm trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác bảo mật thông tin, bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi. Vì vậy, sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật như sau:
Theo quy định tại điểm a, điểm đ khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Việc cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; hay cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong xã hội sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Như vậy, hành vi tung tin đồn, tin không đúng sự thật về việc lộ đề thi có thể tạo ra sự hiểu lầm cho xã hội, ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
2. Quy định pháp luật về bí mật Nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo:
Bí mật nhà nước là những thông tin, dữ liệu, hoặc hoạt động được chính phủ, các cơ quan an ninh quốc gia bảo vệ chặt chẽ và không được tiết lộ cho công chúng hoặc các quốc gia khác. Những thông tin này thường liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và các vấn đề quan trọng khác mà chính phủ xem xét là quan trọng cho sự tồn vong và lợi ích quốc gia. Có nhiều loại thông tin bí mật nhà nước, và mức độ bảo mật khác nhau. Hành vi tiết lộ thông tin bí mật nhà nước là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử .
Quy định pháp luật về bí mật Nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo được quy đinh tại Quyết định số 531/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành, bí mật nhà nước bao gồm:
Thứ nhất, bí mật nhà nước độ Tối mật:
– Được coi là bí mật nhà nước độ Tối mật trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo nếu là các đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực;
– Các thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo.
Thứ hai, bí mật nhà nước độ Mật:
– Văn bản có nội dung phản ánh, nhận xét, đánh giá về thực trạng tư tưởng, đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên có tác động tiêu cực đến chính trị, an ninh, đối ngoại, trật tự an toàn xã hội.
– Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi; thông tin về nhân sự của Hội đồng/Ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, khu vực.
3. Mức xử phạt đối với hành vi làm lộ đề thi:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 531/QĐ-TTg thì đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực được coi là bí mật nhà nước độ Tối mật. Do đó, hành vi làm lộ đề thi được coi là hành vi làm lộ bí mật nhà nước. Việc làm lộ bí mật nhà nước tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi có thể sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.1. Xử phạt hành chính:
Hành vi làm lộ đề thi là một trong những hành vi làm lộ bí mật nhà nước. Căn cứ theo khoản 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP, trường hợp tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Tiết lộ bí mật nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Việc làm lộ đề thi thuộc bí mật nhà nước độ tối mật sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự như sau:
* Đối với hành vi cố ý làm lộ đề thi:
Căn cứ quy định tại Điều 337
* Đối với hành vi vô ý làm lộ đề thi:
Trường hợp vô ý làm lộ đề thi thuộc bí mật nhà nước độ tối mật sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 338
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018;
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch;
– Nghị định 14/2022/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 01 năm 2022 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP;
– Quyết định 531/QĐ-TTg ban hành 19 tháng 5 năm 2023 quy định về danh mục bí mật Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.