Đối tượng được quyền sử dụng đất tại Việt Nam? Các trường hợp được phép sử dụng đất của người khác? Xử phạt hành chính khi tự ý sử dụng đất của người khác? Xử lý hình sự khi tự ý sử dụng đất của người khác?
Hiện nay, do chưa nắm vững quy định pháp luật mà nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi coi thường pháp luật, tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng của người khác. Khi gặp trường hợp như vậy, chủ sử dụng đất cần nắm vừng quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như xác định được hình thức xử phạt đối với hành vi nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
–
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng được quyền sử dụng đất tại Việt Nam:
- 2 2. Các trường hợp được phép sử dụng đất của người khác:
- 3 3. Xử phạt hành chính khi tự ý sử dụng đất của người khác:
- 3.1 3.1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn:
- 3.2 3.2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:
- 3.3 3.3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:
- 3.4 3.4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp:
- 4 4. Xử lý hình sự khi tự ý sử dụng đất của người khác:
1. Đối tượng được quyền sử dụng đất tại Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 5
– Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
– Cơ sở tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp Việt Nam (nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại);
2. Các trường hợp được phép sử dụng đất của người khác:
Vui lòng cho em đặt câu hỏi: Em hiện tại bên Nhật, mua được phần đất nhỏ ở Việt Nam, hiện giờ mẹ em đang đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi e về sẽ sang tên lại cho e. Tuy nhiên, hiện bây giờ có một người anh trai ruột đang trồng cỏ cho bò ăn trên phần đất đấy trong khi chưa hề hỏi em hay mẹ em và không được sự đồng ý của em. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, người này vẫn ngoan cố sử dụng. Em cùng cung cấp thêm thông tin, người anh trai này nói chung rất quậy phá nên em không muốn dính dáng gì đến người này.
Vậy cho em hỏi khi em về thì viết đơn ra tòa có được xử lý hay không và tội của người này tự ý sử dụng phần đất của người khác khi không có sự cho phép được xử như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chính là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng đất của người khác khi được chủ sử dụng đất cho mượn, cho thuê (mướn). Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền cho thuê (mướn), cho thuê lại cho quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
– Chủ sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai ;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, hiện tại thửa đất bạn đã đề cập đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được Nhà nước công nhận về chủ thể có quyền sử dụng đất là mẹ của bạn. Vì vậy, anh trai của bạn nếu muốn sử dụng quyền sử dụng đất trên phải được sự cho phép của mẹ bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, theo như bạn trình bày đây là đất của bạn, bạn bỏ tiền ra mua tuy nhiên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại là mẹ bạn, nên dựa theo chứng thư pháp lý thì chủ sử dụng đất là mẹ của bạn. Việc thỏa thuận giữa bạn và mẹ bạn như thế nào trên Giấy chứng nhận không thể hiện, nên khi về Việt Nam, bạn có thể yêu cầu mẹ bạn chuyển quyền sử dụng đất cho cho bạn. Thời điểm đó, bạn sẽ được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp có tranh chấp, bạn phải yêu cầu
3. Xử phạt hành chính khi tự ý sử dụng đất của người khác:
Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt về lấn, chiếm đất như sau:
3.1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
3.2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
3.3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
3.4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp:
Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
– Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP) tại các khu vực đô thị thì xác định mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Xử lý hình sự khi tự ý sử dụng đất của người khác:
Theo quy định tại Điều 228
– Người nào thực hiện hành vi lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, tại mục câu hỏi, bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về loại đất được cấp Giấy chứng nhận nên Luật Dương Gia đã liệt kê đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra để bạn đối chiếu và áp dụng đúng với trường hợp của gia đình.