Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là hoạt động diễn ra phổ biến ở nước ta hiện nay. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều sự việc phát sinh. Một trong số đó là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép. Vậy mức xử phạt với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
– Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Hiện nay, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của người dân ngày càng nhiều. Bởi thực tế sử dụng đất của người dân ngày một gia tăng, đặc biệt là chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở (đất thổ cư). Ban đầu, mục đích sử dụng đất của miếng đất mà một cá nhân đứng tên là một loại đất, sau đó, do nhu cầu sử dụng, cá nhân đó sẽ tiến hành làm thủ tục đề xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
2. Ý nghĩa của chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
– Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lợi ích của các cá nhân, tổ chức về nhu cầu sử dụng đất. Như đã phân tích ở trên, mục đích của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là đáp ứng mong muốn, yêu cầu về mục đích sử dụng đất của người dân. Mục đích sử dụng đất hiện tại không giúp cá nhân, tổ chức thực hiện các dự án, kế hoạch mà họ đề ra. Bởi đối với từng loại đất khác nhau, mục đích sử dụng đất cũng khác nhau.
– Đất đai là tài sản mà Nhà nước cấp quyền sử dụng cho người dân. Theo đó, người dân sẽ sử dụng nguồn cấp này để phục vụ cho cuộc sống của bản thân: Canh tác, nhà ở, trồng trọt, sản xuất,…Tuy nhiên, theo sự thay đổi của thị trường, thu nhập sống và các vấn đề phát sinh liên quan khác, con người sẽ có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có thể khẳng định, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là việc làm gắn liền với thực tiễn đời sống của người dân. Việc chuyển đổi mục đích này xuất phát từ mong muốn, nhu cầu của các cá nhân, tổ chức trực tiếp sử dụng miếng đất. Do đó, ý nghĩa của việc chuyển đổi này vô cùng sâu sắc.
Ví dụ: Anh Phạm Văn M, 32 tuổi, thường trú tại Ninh Bình. Năm 2015, anh được bố mẹ của mình tặng cho một thửa đất nông nghiệp có diện tích là 500 m2. Hiện nay, cả hai vợ chồng anh M đều làm công nhân cho xí nghiệp may, đất nông nghiệp không được canh tác, sử dụng đến. Vậy nên, anh M có mong muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư để phục vụ cho mong muốn xây nhà của mình. Anh M đã ra Ủy ban nhân dân xã (nơi có miếng đất) để hỏi xem đất của mình có đủ điều kiện để chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không. Sau khi xác nhận đất của mình đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, anh M đã làm các thủ tục để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.
3. Thế nào là chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép?
Khoản 1 Điều 57
+ Trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
+ Trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
+ Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
+ Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
+ Trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
+ Trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
+ Trường hợp chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy, đối với các trường hợp trên, khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cá nhân, tổ chức sẽ phải tiến hành xin giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu không xin giấy phép chuyển đổi, thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là trái phép.
4. Mức xử phạt với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép:
Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã quy định một cách chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng về mức xử phạt đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép. Cụ thể như sau:
– Theo quy định tại Điều 9, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai, đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt như sau:
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt đối với đối tượng vi phạm là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép.
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt đối với người vi phạm là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép.
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn
– Theo quy định tại Điều 10, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai, có thể bị xử phạt như sau:
+ Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép.
+ Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì đối tượng vi phạm có thể bị xử lý dưới hình thức và mức xử phạt là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy thuộc vào phần diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép.
+ Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần mức phạt tương ứng với trường hợp chuyển chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp, và chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp.
– Theo quy định tại Điều 11, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai. Theo đó:
+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì đối tượng vi phạm có thể bị xử lý dưới hình thức và mức xử phạt là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy thuộc vào phần diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép.
+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt dưới hình thức và mức xử phạt là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng tùy thuộc vào phần diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép.
+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt của việc chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn.
– Theo quy định tại Điều 12, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai. Theo đó:
+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt đối với người vi phạm là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng tùy vào diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép.
+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn thì đối tượng vi phạm có thể bị xử lý dưới hình thức và mức xử phạt, là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích chuyển đổi mục đích trái phép.
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt là phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy vào diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép.
+ Trường hợp sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Ngoài ra, đối tượng vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
+ Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất.;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về biện pháp xử phạt đối với hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép. Các biện pháp mà Nhà nước đưa ra mang tính xử lý, răn đe cao, giúp hạn chế các hành vi vi phạm. Từ đó, giúp hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước diễn ra khách quan, đạt hiệu quả cao.