Quy định của pháp luật về tiên vắc xin, Khi tiêm vắc xin dịch vụ có được bồi thường không? Quy định về mức bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng
Hiện nay, trước tình hình vô cùng phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Vắc-xin được hi vọng để giúp cho hệ miễn dịch của cộng đồng được tằng cường để kháng lại virus. do vấn đề bảo vệ sức khỏe của con người luôn là một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm. Tại Việt Nam, đã có rất nhiều đối tượng được tiêm vắc xin để đảm bảo công tác trong nhiều lĩnh vực.
Vắc-xin không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với mỗi chúng ta. Đây là một loại chế phẩm được dùng cho con người để nhằm bảo vệ các chủ thể khỏi những bệnh nguy hiểm, thường có khả năng gây tử vong. Vắc-xin kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể thông qua đó đã làm tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn. Việc tiêm vắc-xin sẽ giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ bị tử vong, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch đang phát triển như đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp việc tiêm vắc-xin gây ra những hậu quả không mong muốn. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tính mạng, người dân sẽ được bồi thường như thế nào?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định của pháp luật về tiêm vắc xin, khi tiêm vắc xin dịch vụ có được bồi thường không?
- 2 2. Quy định về mức bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng:
- 3 3. Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường do xảy ra tai biến trong tiêm chủng
1. Quy định của pháp luật về tiêm vắc xin, khi tiêm vắc xin dịch vụ có được bồi thường không?
Theo Điều 15
– Khi các chủ thể sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của các cá nhân là người được tiêm chủng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại theo đúng quy định pháp luật.
– Các trường hợp cụ thể được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường bao gồm:
+ Các chủ thể là người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường.
+ Các chủ thể là người được tiêm chủng bị tử vong sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường.
Ngoài ra, theo Khoản 6 Điều 30
Khi các cơ quan, tổ chức thực hiện việc tiêm chủng mở rộng, trong trường hợp khi người được tiêm chủng xảy ra tai biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng thì cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp các cơ quan, tổ chức thực hiện việc tiêm chủng mở rộng, trong trường hợp khi người được tiêm chủng xảy ra tai biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng mà xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cần lưu ý rằng những quy định cụ thể được nêu trên sẽ được áp dụng đối với Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch.
Đối với trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch, cơ sở nơi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng sẽ có trách nhiệm báo cáo Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 5
Tai biến nặng sau tiêm chủng được hiểu như sau:
Tai biến nặng sau tiêm chủng được hiểu đơn giản là sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm các chủ thể là người được tiêm chủng bị tử vong.
Theo Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ cũng đã quy định cụ thể về việc điều tra, báo cáo và
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì kể từ khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trong thời hạn 24 giờ, Sở Y tế sẽ có trách nhiệm tổ chức việc điều tra đối với trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận báo cáo điều tra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, Sở Y tế có trách nhiệm phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng trên địa bàn (sau đây gọi chung là Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh) để thực hiện các công việc sau đây:
+ Đưa ra các đánh giá, kết luận về nguyên nhân gây tai biến nặng sau tiêm chủng.
+ Xác định trường hợp được bồi thường theo quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
+ Đưa ra xác định đối với trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế có liên quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng.
– Cũng theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm có biên bản họp Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh và trong thời hạn 24 giờ, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm sau đây:
+ Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm
+ Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm thông báo cho gia đình của người bị tai biến nặng sau tiêm chủng về nguyên nhân gây tai biến.
– Đối với trường hợp có những nghi ngờ đối với nguyên nhân dẫn đến tai biến nặng sau tiêm chủng do chất lượng vắc xin, Giám đốc Sở Y tế phải ban hành văn bản quyết định tạm dừng sử dụng lô vắc xin liên quan trên địa bàn quản lý sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế. Khi Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh đưa ra kết luận nguyên nhân tai biến nặng không liên quan đến chất lượng vắc xin thì Giám đốc Sở Y tế sẽ ban hành quyết định cho phép sử dụng lại lô vắc xin đó và báo cáo với Bộ Y tế.
– Và, trong các trường hợp cần thiết, Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn của Bộ Y tế để đánh giá lại kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, ta nhận thấy nếu kết luận cuối cùng xác định trường hợp người được tiêm vắc xin tử vong do tai biến nặng sau tiêm chủng thì thân nhân của người này sẽ được bồi thường các khoản chi phí theo quy định còn đối với việc sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tính mạng thì người được tiêm chủng sẽ được bồi thường các khoản chi phí theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều cá nhân muốn được sử dụng vắc-xin phải trả tiền trong tiêm chủng dịch vụ thay vì sử dụng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng bởi vì cho rằng vắc xin đắt tiền sẽ tốt hơn vắc xin miễn phí trong trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là do cơ quan nhà nước phải trả tiền để mua hay được các tổ chức quốc tế hỗ trợ.
Và, cả hai loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hay vắc xin dịch vụ trước khi đưa vào sử dụng đều cần phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; phải được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ. Bởi vậy nên các cá nhân cần cân nhắc khi sử dụng các loại vắc-xin này, tránh gây ra những thiệt hại đối với bản thân mình. Ta nhận thấy, theo như các quy định cụ thể được nêu trên thì việc các cá nhân khi sử dụng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hay vắc-xin dịch vụ mà gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng đều sẽ được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quy định về mức bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng:
Theo Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ đã đưa ra quy định về các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường có nội dung cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Đối với những thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật thì người bị thiệt hại sẽ được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
Mức Bồi thường = (1,490,000vnđ * 30) + (Chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế ) + (Thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút:)
= 44,7000,000vnđ + (Chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế ) + (Thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút)
– Thứ hai: Đối với những thiệt hại đến tính mạng thì nhân thân người bị thiệt hại sẽ được hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trước khi tử vong (quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ)
+ Hỗ trợ các chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do cơ quan Nhà nước quy định cụ thể.
10 tháng lương cơ sở = 1,490,000vnđ * 10 = 14,900,000vnđ
+ Hỗ trợ các chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại theo đúng quy định.
+ Hỗ trợ các các khoản chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút (theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ).
– Thứ ba: Chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế:
+ Đối với những trường hợp người được tiêm chủng được cơ quan Nhà nước bồi thường và các chủ thể này đã có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng của người được tiêm chủng được cơ quan Nhà nước bồi thường sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Đối với phần chi phí mà đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chi phí vượt mức thanh toán của bảo hiểm y tế hoặc ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế thì sẽ được thanh toán theo hóa đơn và cần lưu ý rằng đối với mức tối đa không quá khung giá dịch vụ đăng ký với Bộ Y tế.
+ Đối với những trường hợp các chủ thể là người được tiêm chủng được cơ quan Nhà nước bồi thường những lại không có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân sẽ được thực hiện theo như quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập và có hóa đơn kèm theo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
+ Đối với những trường hợp các chủ thể là người được tiêm chủng được cơ quan Nhà nước bồi thường và phải nhập viện điều trị, trong quá trình điều trị nếu cơ sở y tế phát hiện các bệnh khác kèm theo không liên quan đến tiêm chủng thì tự bản thân các cá nhân này cần phải thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Nếu trong trường hợp các chủ thể này có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của bệnh đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Thứ tư: Thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút:
+ Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ thiệt hại vật chất cho một người phải nghỉ việc không hưởng lương nhằm để chăm sóc cho trường hợp được cơ quan Nhà nước bồi thường. Việc hỗ trợ đối với cá nhân này được tính theo thu nhập thực tế bằng mức đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước liền kề, cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ sẽ bằng mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người chăm sóc phải nghỉ việc không hưởng lương/22 ngày nhân với số ngày chăm sóc thực tế.
+ Đối với trường hợp các chủ thể là người chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường mà không xác định được thu nhập thực tế của người đó thì xác định mức hỗ trợ đối với chủ thể đó như sau:
Mức hỗ trợ sẽ bằng mức lương tối thiểu vùng nơi người chăm sóc thường trú tại thời điểm giải quyết bồi thường/22 ngày nhân với số ngày chăm sóc thực tế.
+ Còn đối với trường hợp các chủ thể là người được tiêm chủng được cơ quan Nhà nước bồi thường là người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì sẽ được hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa đối với bệnh nhân đó. Mức hỗ trợ tương tự như mức hỗ trợ cho người chăm sóc được quy định cụ thể được nêu trên.
3. Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường do xảy ra tai biến trong tiêm chủng
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Trường hợp người được tiêm chủng hoặc thân nhân của người được tiêm chủng cho rằng mình hoặc thân nhân của mình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP thì phải chuẩn bị và gửi hồ sơ cho Sở Y tế.
Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì Sở Y tế phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại (sau đây gọi tắt là người bị thiệt hại). Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì Sở Y tế có văn bản hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.
Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người bị thiệt hại, Sở Y tế phải hoàn thành việc xác định nguyên nhân gây tai biến, mức độ tổn thương và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đồng thời báo cáo Bộ Y tế.
3.2. Cách thực hiện: Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
3.3. Thành phần hồ sơ:
– Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;
– Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có).
– Giấy chứng tử (trong trường hợp bị tử vong);
– Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;
3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện: Người được tiêm chủng hoặc thân nhân của người được tiêm chủng
3.6. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật hiện hành đã quy định rất cụ thể về các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường đối với việc sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng. Pháp luật không những chỉ đưa ra các quy định về việc bồi thường thiệt hại cho các chủ thể trực tiếp là người được tiêm chủng được cơ quan Nhà nước bồi thường mà pháp luật còn quy định về mức bồi thường cho nhân thân người được tiêm chủng và những người chăm sóc cho người được tiêm chủng. Việc ban hành quy định này đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người dân trong quá trình sử dụng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng.
Các trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng rất hiếm có thể xảy ra vì những loại vác-xin của nước ngoài khi được nhập về đã được kiểm định, tỉ lệ ảnh hưởng thấp, song cũng không thể chủ quan trước tình hình phức tạp như hiện nay.