Hiếp dâm là một trong những tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự , nhân phẩm của người khác.
Theo quy định tại điều 141 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Quy định :
Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết :
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
– Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
– Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra,xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn nhưng không quá hai tháng.
– Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thong báo cho cơ quan , tổ chức đã báo tin hoặc người tố giác tội phạm biết.
– Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
– Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiếp dâm nhưng đã có đơn bãi nại có được tha không?
- 2 2. Tư vấn về tội hiếp dâm theo quy định bộ luật hình sự
- 3 3. Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm hiếp dâm
- 4 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm
- 5 4. Hiếp dâm rồi lấy tài sản phạm tội gì?
- 6 5. Bị người yêu giao cấu trái ý muốn thì có thể khởi kiện hay không?
1. Hiếp dâm nhưng đã có đơn bãi nại có được tha không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào tất cả các anh chị!
Em có một chút thắc mắc muốn nhờ anh chị giúp.
Mong anh chị trả lời giúp em được không ạ.
Em có người quen bị công an thành phố Hà Nội bắt giam điều tra vì phạm tội quy định tại khoản 1, điều 141 bộ luật hình sự (phạm tội ngày 1/5/2018, đầu thú ngày 5/5/2018). Sau đó gia đình đã thỏa thuận với bên bị hại và bồi thường cho bên bị hại, họ đã viết đơn bãi nại từ ngày 5/8/2018, đến nay đã là 2/9/ 2018. Gần được 1 tháng rồi mà vẫn chưa được thả.
Em muốn nhờ anh chị giải đáp giúp cho em, vậy theo quy định của pháp luật thì khoảng bao nhiêu lâu thì mới được thả ạ? Người này có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Gia đình người bị hại đã viết đơn bãi nại tức là đã rút yêu cầu khởi tố thì trong trường hợp này vụ án phải được đình chỉ.
2. Tư vấn về tội hiếp dâm theo quy định bộ luật hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em sinh năm 1998, em quen biết 1 người hắn ta dùng vũ lực để bắt em quan hệ với hắn, sau đó em thõa thuận dứt khoát với hắn, được thời gian hắn ta nhắn tin, gọi điện hăm dọa em phải tiếp tục quan hệ với hắn, nếu không hắn sẽ tung clip và nói cho mọi người biết, mặc dù em đã điện thoại yêu cầu hắn xóa nhưng hắn vẫn không nghe mà càng ngày càng quá đáng điện thoại nhắn tin tới hăm dọa bắt em phải nghe lời hắn. Em phải làm sao để dứt khoát được chuyện này, năm nay em sắp tốt nghiệp em không muốn chuyện này ảnh hưởng tới và muốn hắn không làm phiền em nữa. Mong luật sư cho e ý kiến, em xin chân thành cảm ơn nhiều ạ.
Luật sư tư vấn:
Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân đều có thể bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Có thể thấy hành vi của anh ta đã cấu thành tội hiếp dâm theo quy định Bộ luật hình sự.
Bạn chưa nói rõ bạn sinh ngày tháng năm nào và thời điểm bạn bị anh ta dùng vũ lực để quan hệ là vào thời điểm nào. Bởi vậy trong trường hợp này sẽ có hai trường hợp xảy ra:
-Trường hợp thứ nhất: nếu tại thời điểm bạn bị anh ta dùng vũ lực để bắt bạn quan hệ khi chưa đủ 18 tuổi. Căn cứ Khoản 4 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
“4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.”
Như vậy nếu vào thời điểm bạn bị anh ta dùng vũ lực để quan hệ mà bạn trong nhóm tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, anh ta sẽ phạm tội hiếp dâm theo khoản 4 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) sẽ bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
-Trường hợp thứ hai: nếu tại thời điểm bạn bị anh ta dùng vũ lực để bắt quan hệ bạn đủ 18 tuổi. Căn cứ Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017):
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Nếu bạn đủ 18 tuổi anh ta phạm tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, bạn nên tới
3. Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm hiếp dâm
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu năm nay 17 tuổi, cháu đi chơi với mấy đứa bạn vào tối ngày 11/10/2018. Cháu thấy mấy bạn ấy có rủ thêm một bạn nữ nữa. Do muộn nên cháu xin phép về trước, mấy hôm sau công an gọi cháu nói cô gái đi cùng chúng cháu bị cưỡng hiếp, cháu rất sợ, vì bên công an nói cô gái kia khai tên của cháu. Cháu không biết việc này như thế nào. Xin hỏi, cháu có bị sao không ạ. Cháu cảm ơn các cô chú.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 141 về tội hiếp dâm, Bộ luật hình sự đã ghi nhận như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Xem xét quy định ta thấy
– Về mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện ngay trong cấu thành cơ bản của tội phạm này, đó là “người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ…”
+ Dùng vũ lực là dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé quần áo.. của nạn nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng phòng vệ, tự vệ, chống trả của nạn nhân.
+ Đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động vào người nạn nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu người phạm tội không giao cấu được thì sẽ sử dụng ngay tức khắc vũ lực.
+ Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là những trường hợp như nạn nhân đi một mình trong đêm vắng, đi một mình trong rừng…
+ Dùng thủ đoạn khác là những trường hợp người phạm tội đe dọa, khủng bố tinh thần làm cho nạn nhân khiếp sợ, dùng thuôc gây mê, thuốc kích dục, say rượu hay các chất kích thích khác làm cho nạn nhân hạn chế hoặc mất khả năng chống cự.
+ Giao cấu trái ý muốn của họ là việc giao cấu nhưng không được sự đồng ý của nạn nhân.
Tất cả hành vi ở trên phải được thực hiện với lỗi cố ý. Xem xét trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn không hề biết vụ việc mà những người bạn của bạn đã thực hiện với cô gái kia. Việc bên cơ quan điều tra yêu cầu bạn lên mục đích để lấy lời khai xem xét bạn có biết vụ việc này không. Nếu hoàn toàn như bạn nói thì bên cơ quan điều tra sẽ không truy cứu hình sự đối với bạn vì bạn được xác định không vi phạm quy định của pháp luật hình sự.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và cô Nguyễn Phương Ngọc Điệp sinh năm 1995 vừa là bạn vừa là hàng xóm của nhau tử nhỏ đến nay. Trong thời gian vừa qua giữa tôi và cô Điệp nảy sinh tình cảm nam nữ yêu đương. Khi tình cảm đã thân mật khăng khít giữa tôi và cô Điệp đã quan hệ tình dục với nhau. Được biết cô nữ có học trường khuyết tật và thần kinh phát triển chậm chỉ bị ngọng và lãng tai. Khoảng tháng 10 năm 2018 mẹ cô Điệp phát hiện chúng tôi yêu nhau nên ngăn cấm tình yêu của chúng tôi, cấm tôi qua lại với Điệp, mẹ cô Điệp đã gặp tôi bắt buộc tôi phải nói với cô Điệp rằng rôi không yêu cô Điệp nữa và mong cô Điệp quên tôi đi. Mục đích mẹ cô Điệp bắt buộc tôi nói vậy với cô Điệp là cho cô Điệp hiểu rằng do tôi chủ động chia tay cô Điệp chứ không phải bởi vì gia đình cô Điệp cấm đoán. Đồng thời, trong thời gian này, mẹ cô Điệp đã nhiều lần sang nhà tôi chửi bới xúc phạm danh dự gia đình tôi, có lần đã đến nhà tôi xô xát với mẹ tôi và đánh tôi. Nhưng vì tôi nghĩ đây là mẹ của cô Điệp người mà tôi có tình cảm yêu đương nên tôi nhẫn nhịn bỏ qua. Vừa qua, mẹ cô Điệp có bắt tôi phải bỏ đi đâu đó khoảng 2-3 tuần để cho cô Điệp không còn liên lạc được với tôi nữa, nhưng vì tôi thấy yêu cầu này trái pháp luật đồng thời tôi vần còn phải lao động để phụ giúp gia đình nên tôi đã không thực hiện theo yêu cầu của mẹ cô Điệp, do đó mẹ cô Điệp có đơn tố cáo tôi đến Công An Phường để tố cáo tôi có hành vi hiếp dâm cô Điệp. Việc tôi và cô Điệp có quan hệ tình cảm yêu đương và có quan hệ tình dục là hoàn toàn tự nguyện, cô Điệp cũng đã đạt độ tuổi theo quy định, tôi hoàn toàn không dùng vũ lực hay đoa dọe dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của cô Điệp hoặc dùng thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn của cô Điệp. Việc cô Điệp là người nói ngọng và lãng tai chỉ là khiếm khuyết về chức năng của cơ thể chứ không phải là cô Điệp là người mất năng lực hành vi, cô Điệp có đi học một cách bình thường, vẫn nói chuyện và nhắn tin điện thoại với tôi (tôi có lưu giữ lại các tin nhắn của cô Điệp) điều đó chứng tỏ cô Điệp vẫn là người nhận thức được việc mình làm. Cô Điệp không phải là người tâm thần mà là người có đủ năng lực hành vi nhận thức. Vì vậy tôi có quan hệ tình dục với cô Điệp có cấu thành tội hiếp dâm theo như quy định của Bộ Luật Hình sự không? Và từ khi gia đình cô Điệp cấm cản chúng tôi yêu nhau thì cha mẹ cô Điệp đã có đã kích tinh thần của cô Điệp như vậy sau khi công an kiểm tra pháp y thì cô Điệp có bị bệnh thì em có bị kết thành tội không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội hiếp dâm như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
– Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.
– Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền tự do tình dục của con người.
– Khác quan:
+ Hành vi thứ nhất là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác
+ Hành vi thứ hai là giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Hành vi giao cấu được coi là trái với ý muốn của nạn nhân khi hành vi đó không được nạn nhân đồng ý, chấp nhận.
Trường hợp nạn nhân miễn cưỡng chấp nhận giao cấu vì một lý do nào đó thì hành vi không cấu thành tội phạm.
Tội phạm hoàn thành khi cả hai hành vi trên được thực hiện.
– Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
Theo như bạn trình bày, khi hai bạn quan hệ tình dục với nhau thì bạn gái bạn trên 22 tuổi và hai bên hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc. Nếu gia đình bạn Điệp có căn cứ chứng minh tại thời điểm quan hệ với nhau, bạn Điệp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bạn lợi dụng tình trạng này của bạn Điệp để quan hệ thì bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hiếp dâm theo quy định trên.
Nếu tại thời điểm hai bạn quan hệ với nhau, hai bạn hoàn toàn tự nguyện, đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm.
4. Hiếp dâm rồi lấy tài sản phạm tội gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có 1 câu hỏi muốn được giải đáp! A là nam giới 25 tuổi, M là nữ giới 22 tuổi. A và M đã chia tay. Một lần A chặn đường, khống chế và đưa M vào nhà nghỉ, tại đây A đánh đập sau đó thực hiện hành vi giao cấu với M. M sợ hãi không dám chống cự, trước khi bỏ đi A còn lấy điện thoại, túi xách trong có tiền, tài sản trị giá 7 triệu đồng. Hỏi: Hành vi của A có cấu thành tội cướp TS hay không??
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp và quy định của Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản do có đủ các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản, bao gồm:
– Khách thể của tội phạm: xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân. Trường hợp này, hành vi của A xâm phạm quyền sở hữu tài sản của M và xâm phạm sức khỏe, tính mạng của M.
– Chủ thể của tội phạm: A 25 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi của A là lỗi cố ý.
+ Động cơ, mục đích phạm tội: Thông thường, khi thực hiện tội cướp tài sản, người phạm tội có ý thức chiếm đoạt trước khi có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Tuy nhiên, theo khoa học luật hình sự, mục đích phạm tội không được phản án trong tất cả các cấu thành tội phạm. Bản chất hành vi trong mặt khách quan của tội cướp tài sản là chiếm đoạt được và hành vi chiếm đoạt đã thể hiện được bản chất của tội này (bao hàm cả mục đích chiếm đoạt), đồng thời là căn cứ phân biệt tội cướp tài sản với các tội khác, nhất là đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
Trường hợp này, có thể ban đầu A chưa có ý định cướp tài sản nhưng tất cả hành vi dùng vũ lực và đưa M vào tình trạng không thể kháng cự được rồi chiếm đoạt tài sản của M đã thể hiện được bản chất của việc cướp tài sản.
– Mặt khách quan của tội phạm thể hiện qua các hành vi:
+ Hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: A chặn đường, khống chế, đưa M vào nhà nghỉ, đánh đập và giao cấu với M làm M lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
+ Hậu quả của tội phạm: Tài sản của M bị A chiếm đoạt. Tội phạm hoàn thành từ khi A lấy điện thoại và tiền trong túi xách của M.
Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.
Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về nhân phẩm, danh dự mà hành vi xâm phạm của người phạm tội không có liên quan gì đến mục đích chiếm đoạt thì ngoài tội cướp tài sản, người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
Trường hợp này, trước khi chiếm đoạt tài sản của A, M đã có hành vi dùng vũ lực và giao cấu trái với ý muốn của A nên M còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm.
Về hình phạt, tội cướp tài sản bị xử lý theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như phân tích ở trên, A có hành vi dùng vũ lực và giao cấu trái với ý muốn của M nên A cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
5. Bị người yêu giao cấu trái ý muốn thì có thể khởi kiện hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn em yêu một gã và có thường xuyên nhờ anh ta một vài chuyện, gã đó thường xuyên có những hành vi sờ soạng cơ thể và cưỡng chế bạn em để quan hệ. Bạn em đã cố gắng chống cự nhưng không thể chống lại vì hắn dùng vũ lực, hiện tại bạn ấy đang rơi vào trạng thái hoảng loạn. Em muốn hỏi bạn em có thể kiện hắn tội hiếp dâm không? Bạn em không có bằng chứng gì cả chỉ có file ghi âm lại các cuộc nói chuyện, ghi nhận việc hắn ta đã quan hệ trái ý muốn. Mong luật sư tư vấn giúp em!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:
“Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3.52 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Luật sư
Mặt khác, Pháp luật hình sự Việt Nam còn có quy định như sau về tội cưỡng dâm:
“Điều 143. Tội cưỡng dâm
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Có tính chất loạn luân;
đ) Làm nạn nhân có thai;
e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tuy nhiên, trong vụ việc của bạn dấu hiệu dùng vũ lực có thể hiện, tuy nhiên lại có nội dung về việc bạn gái bạn có nhờ anh này một việc khác nữa. Thế nên nếu có đủ căn cứ chứng minh hành vi của anh này lợi dụng hành vi lệ thuộc để tiến hành giao cấu với bạn chị. Bạn chị hoàn toàn có quyền yêu cầu khởi tố vụ án lên