Tôi muốn hỏi về giá tiền điện trong khu trọ tăng theo quy định của pháp luật là bao nhiêu và hình thức trả tiền?
Tóm tắt câu hỏi:
Em vừa ra trường, đang thuê trọ tại khu vực Chùa Hà, Hà Nội. Hiện nay em được biết nhà nước tăng giá điện nên chủ nhà trọ có thông báo với chúng em sẽ tăng giá điện thuê nhà, với mức giá là 4800đ/kwh. Em muốn hỏi là việc chủ nhà tăng giá điện như thế có bất hợp lý không và em nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Mong luật sư trả lời giúp em!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điểm e, khoản 4 mục III phần B hướng dẫn thực hiện của Thông tư 38/2012/TT-BCT quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện thì: “ Việc ký hợp đồng mua điện cho mục đích sinh hoạt đối với trường hợp cho thuê nhà để ở thực hiện như sau:
– Tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê, Bên bán điện chỉ ký một
– Đối với trường hợp cho hộ gia đình thuê: Chủ nhà trực tiếp ký HĐMBĐ hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký HĐMBĐ (có bảo lãnh thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức;
– Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình), Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào giấy đăng ký tạm trú. Cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 01 định mức;
– Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký HĐMBĐ hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết HĐMBĐ (có bảo lãnh thanh toán tiền điện của chủ nhà). Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện;
– Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với Bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung;
– Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho Bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình giấy đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện”.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê phải có trách nhiệm thu tiền điện theo đúng giá bán lẻ điện trong hóa đơn hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất, chi phí thiếu sáng và bơm nước dùng chung.
>>> Luật sư
Hiện nay, giá bán điện được quy định cụ thể tại Quyết định 2256/2015/QĐ-BTC. Theo Điều 2 của quyết định này thì “mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.622,01 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)”. Và mức cao nhất của giá bán lẻ điện sinh hoạt theo điểm 4.1, mục 4, phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công Thương là 2.587đ/kwh.
Đối chiếu với quy định trên thì giá bán điện mà chủ nhà đưa ra cho bạn là 4800đ/kwh là không hợp lý, bạn nên kiến nghị lại với chủ nhà để có giá điện phù hợp hơn.