Tư vấn giải quyết kiến nghị trong đầu thầu. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị.
Tư vấn giải quyết kiến nghị trong đầu thầu. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị.
Tóm tắt câu hỏi:
Chúng tôi tham gia đấu thầu (đấu thầu rộng rãi) gói thầu dịch vụ, nhưng khi mở thầu thì chỉ có một đơn vị chúng tôi tham gia, bên mời thầu vẫn mở thầu và cho biết chúng tôi đã trúng thầu, nhưng bên mời thầu tìm cách từ chối ký hợp đồng và đề nghị chúng tôi nhận lại tiền ký quỹ đảm bảo dự thầu ban đầu, như vậy xin luật sư cho biết tôi phải làm thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như bạn trình bày, công ty bạn tham gia đấu thầu (đấu thầu rộng rãi) là gói thầu dịch vụ, nhưng khi mở thầu chỉ có đơn vị bạn tham gia, bên mời thầu vẫn mở thầu và cho biết bên bạn trúng thầu, nhưng bên mời thầu tìm cách từ chối ký hợp đồng và đề nghị bên bạn nhận lại tiền ký quỹ đảm bảo dự thầu ban đầu. Như vậy, bên bạn đã trúng thầu, nay bên mời thầu không muốn ký hợp đồng và muốn loại bên bạn thì công ty bạn làm đơn kiến nghị gửi tới chủ đầu tư để yêu cầu giải quyết. Đơn kiến nghị đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 118 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:
"Điều 118. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
1. Đơn kiến nghị là của nhà thầu tham dự thầu.
2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có).
3. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại Điều 92 của Luật Đấu thầu.
4. Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà thầu khởi kiện ra Tòa án.
5. Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại Khoản 8 Điều 9 của Nghị định này được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết."
Sau khi chủ đầu tư giải quyết, công ty bạn không đồng ý với kết quả giải quyết của chủ đầu tư thì công ty bạn tiếp tục làm đơn kiến nghị gửi tới Hội đồng tư vấn để giải quyết. Trách nhiệm hội đồng tư vấn theo quy định tại Điều 119 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
"Điều 119. Hội đồng tư vấn
1. Chủ tịch Hội đồng tư vấn:
a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Trung ương là đại diện có thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp Trung ương có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn cấp Bộ) là đại diện có thẩm quyền của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này. Hội đồng tư vấn cấp Bộ có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án do Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương quyết định đầu tư hoặc quản lý theo ngành, trừ gói thầu quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp tỉnh là đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp tỉnh có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm các gói thầu của doanh nghiệp đăng ký thành lập, hoạt động trên địa bàn, trừ gói thầu quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Thành viên Hội đồng tư vấn:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thành viên Hội đồng tư vấn gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Tùy theo tính chất của từng gói thầu và trong trường hợp cần thiết, ngoài thành viên nêu trên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cá nhân tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn. Thành viên Hội đồng tư vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn kiến nghị, của các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các cá nhân trực tiếp thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và của người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
3. Hoạt động của Hội đồng tư vấn:
a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn ra quyết định thành lập Hội đồng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu. Hội đồng tư vấn hoạt động theo từng vụ việc;
b) Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có Báo cáo kết quả làm việc trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định; từng thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.
4. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn:
a) Bộ phận thường trực giúp việc là đơn vị được giao quản lý về hoạt động đấu thầu nhưng không gồm các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định gói thầu mà nhà thầu có kiến nghị;
b) Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp.".