Slogan là bức thông điệp kinh doanh quan trọng, do đó cần được cấp đăng ký bảo hộ slogan.
Trong cấu thành một thương hiệu, nhãn hiệu gồm phần hình, phần chữ và phần slogan. Slogan là bức thông điệp kinh doanh quan trọng cần được cấp đăng ký bảo hộ slogan.
Nhiều slogan đã trở nên quen thuộc, tạo dấu ấn riêng cho doanh nghiệp. Một vấn đề pháp lý đặt ra là có thể bảo vệ slogan như bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu được không? Điều này rất quan trọng vì nếu slogan được bảo vệ như nhãn hiệu, thương hiệu thì chủ sở hữu có thể độc quyền sử dụng slogan, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn trong hoạt động kinh doanh. Câu trả lời là slogan có thể được bảo hộ dưới dạng thương hiệu, nhãn hiệu nếu đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn bảo hộ. Đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ là khi slogan có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Với những vấn đề như trên, công ty LUẬT DƯƠNG GIA tư vấn về thủ tục để đăng ký bảo hộ slogan:
1. Cơ sở pháp lý:
Hiện nay, trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành không có các quy định riêng về bảo hộ Slogan. Các Slogan hiện nay thường được bảo hộ như một nhãn hiệu. Do đó việc đăng kí bảo hộ slogan áp dụng như đăng kí bảo hộ nhãn hiệu theo các quy định trong Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH2011.
2. Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ slogan:
– Tờ khai (02 bản theo mẫu);
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp thông qua đại diện);
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn (nếu có);
– Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (đối với Người nộp đơn là người nước ngoài – nếu có)
– Chứng từ nộp lệ phí.
3. Nơi nộp đơn:
– Đơn đăng ký được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ
Đại diện sở hữu trí tuệ
4. Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu hàng hóa (áp dụng với đăng kí slogan):
– Thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng từ ngày nhận đơn
Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ,thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.
– Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.
– Thẩm định nội dung: : 08 – 12 tháng kể từ ngày công bố
Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 06 tháng tính từ ngày công bố.
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,Đăng bạ
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung,nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ .
Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.
5. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ
– Người có quyền khiếu nại:
Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.
– Thủ tục khiếu nại:
Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung,lý lẽ,dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn quy định.
Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.
Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với giải quyết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người khiếu nại coa quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.