Tư vấn chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần. Trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp mới.
Tư vấn chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần. Trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình công ty theo quy định của
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào luật sư. Em xin được trình bày vấn đền của em như sau. 4 năm trước em có mở 1 trung tâm tiếng anh (Công ty TNHH 1 thành viên). Sau khi trung tâm hoạt động tầm 3 tháng thì em thấy 1 mình em không thể bao quát được hết (vì lúc đó em vẫn còn là sinh viên năm cuối) do vậy em hợp tác với 1 vợ chồng nữa (Người chồng là Giáo viên tiếng anh ở trường cấp 3 cũ của em). % góp vốn và lợi nhuận là 50%-50%. Công ty vẫn lấy tên của em nhưng mọi công việc thì do 3 người bàn bạc và thống nhất (thực chất chỉ có em và người vợ). Tất cả công việc em và chị kia chia nhau ra làm và cả 2 người đều không được tính lương. Việc điều hành vẫn bình thường, thỉnh thoảng có cãi cọ do không nhất quán quan điểm nhưng đều giải quyết được. Nhưng cá nhân em nhận thấy tốc độ phát triển của công ty rất chậm do mọi người chưa có tầm nhìn và hướng đi chung. Em thấy một công ty rất khó để phát triển nếu cứ làm việc theo kiểu tự phát và không có người đứng đầu quyết định. Do vậy em đang muốn trình bày và thuyết phục anh chị kia chuyển sang hình thức cổ phần. Em sẽ làm tổng giám đốc và phân cấp và các công việc và tính lương theo vị trí và cấp bậc. Ai làm mảng nào thì sẽ nhận lương mảng đó sau đó tính chi phí lợi nhuận bao nhiêu sẽ chia theo % đã thỏa thuận. Hơn nữa, em muốn đầu tư thêm và mở rộng trung tâm hơn nữa nên rất muốn làm theo kiểu cổ phần như thế này. Mong Luật sư tư vấn giúp em. Liệu em làm như vậy có hợp lý không và liệu có gặp những trở ngại gì không? Em cám ơn Luật sư rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Khoản 4 điều 22, khoản 4 điều 23, điều 25 khoản 2 điều 196 Luật doanh nghiệp 2014.
– Khoản 4 điều 25 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Giải quyết vấn đề
Theo thông tin bạn đưa ra thì bạn đang muốn chuyển loại hình từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cố phần thì có thể thực hiện thông qua các hình thức sau:
– Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
– Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
– Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho một hoặc môt số tổ chức, cá nhân khác;
– Kết hợp ba phương thức trên.
Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần: 1900.6568
– Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
– Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định của pháp luật.
– Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh.
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp; trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biêna nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
3. Kết luận
Việc bạn muốn làm tổng giám đốc, phân bổ công việc và tính lương theo vị trí và cấp bậc. Ai làm mảng nào thì sẽ nhận lương mảng đó sau đó tính chi phí lợi nhuận bao nhiêu sẽ chia theo % đã thỏa thuận sẽ thực hiện theo điều lệ công ty thông qua sự thỏa thuận của các bên.