Các vấn đề liên quan đến quyền công dân và tước quyền công dân? Tù treo có bị mất quyền công dân không? Cải tạo không giam giữ có bị mất quyền công dân không?
Từ trước đến nay, quyền công dân luôn là đặc quyền của con người, được Nhà nước quan tâm và bảo hộ. Rất nhiều thắc mắc, câu hỏi được đặt ra là khi chịu án tù treo, cải tạo không giam giữ thì có bị mất quyền công dân không?
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề liên quan đến quyền công dân:
– Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu.
– Quyền công dân là quyền cơ bản của con người, là quyền mà mọi cá nhân đều được hưởng.
– Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 từ Điều 14 đến Điều 18 như sau: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Cùng với đó, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Theo quy định của luật, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Tất cả cá nhân đều có quyền công dân và mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Quyền công dân của mỗi cá nhân luôn được Nhà nước và pháp luật công nhận. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Quyền công dân được thể hiện ở chỗ mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhà nước luôn bảo vệ quyền của công dân, theo đó, công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác; Công dân Việt Nam ở nước ngoài được nhà nước Việt Nam bảo hộ. Nhà nước luôn đưa ra những quy định, biện pháp tối đa để bảo vệ quyền công dân của các cá nhân nước mình. QUyền công dân được Nhà nước Việt Nam bảo hộ, giúp các cá nhân được sống, làm việc trong môi trường an toàn. Cá nhân sẽ được bảo vệ các quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật; được hưởng các nhu cầu về văn hóa, chính trị, kinh tế; được chăm sóc sức khỏe; được bảo vệ quyền con người: các vấn đề liên quan đến tính mạng, tài sản của mỗi cá nhân.
Như vậy, Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền công dân của mỗi cá nhân, và luôn đưa ra những biện pháp hỗ trợ, bảo vệ quyền cơ bản này của công dân. Không ai có quyền xâm phạm quyền công dân của mỗi cá nhân. Quyền công dân luôn được bảo vệ và tôn trọng. Nếu cá nhân không vi phạm vào những quy định cấm của luật, quyền công sẽ luôn được bảo đảm.
2. Bị tước quyền công dân khi nào?
Công dân trong trường hợp pháp luật quy định có thể bị tước một hoặc một số quyền sau:
– Các nhân bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước: Bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước là quyền mà mọi công dân Việt Nam đều được hưởng. Theo đó, trong thời gian bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Theo quy định của luật, uỷ ban nhân dân cấp xã không được đưa người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước vào danh sách cử tri; trong trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xóa tên người đó trong danh sách cử tri, thu hồi thẻ cử tri của người đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Như vậy, trong trường hợp cá nhân vi phạm pháp luật (vi phạm những tội phạm) bị pháp luật cho vào khuôn tước quyền công dân, cá nhân có thể bị tước quyền cơ bản nhất của con người. Đó là quyền bầu cử, ứng cử.
– Cá nhân bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước. Cơ quan Nhà nước là những cơ quan đầu não, chịu trách nhiệm quản lý đời sống dân cư cũng như trật tự an toàn xã hội. Khi vi phạm quy định cấm của pháp luật, mà vi phạm đó nằm trong khoản định bị tước quyền công dân thì cá nhân sẽ không được tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước. Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó. Như vậy, khi cá nhân vi phạm, bị tước quyền công dân thì cá nhân vi phạm hoàn toàn bị tước quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước.
– Cá nhân bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân: Lực lượng vũ là lực lượng tiên phong, nòng cốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ đời sống của người dân. Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự; dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân; dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân. Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, có thể thấy, nếu rơi vào trường hợp bị tước quyền công dân, cá nhân sẽ bị tước các quyền cơ bản nhất, đó là: Quyền bầu cử, ứng cử; quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước, quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Việc tước các quyền này khi cá nhân vi phạm là biện pháp răn đe khách quan của Nhà nước đối với các đối tượng tội phạm. Đồng thời, nó cũng đảm bảo tính khách quan, công bằng chung đối với mọi người dân. Tránh trường hợp người vi phạm quy định cấm vẫn được hưởng quyền lợi ngang nhau, giống người bình thường. Việc tước quyền công dân giúp Nhà nước thể hiện được chế tài quản lý dân cư xã hội của mình, tính tối cao của Nhà nước và pháp luật được vận dụng và thể hiện sâu sắc nhất.
3. Cải tạo không giam giữ có bị mất quyền công dân không?
Quyền công dân là quyền cơ bản của mỗi người, không ai có quyền xâm phạm, cấm đoán hay tước đoạt. Theo quy định của Điều 44
Theo quy định của Bộ luật hình sự, người bị áp dụng hình phạt tù, tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội mà có thể bị xem xét áp dụng các hình phạt bổ sung, trong đó bao gồm cả việc hạn chế một số quyền công dân như bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định…Tuy nhiên, không phải tội phạm nào cũng bị tước quyền công dân, không phải đối tượng nào đi tù cũng mất đặc quyền cơ bản này.
Như vậy, không phải trường hợp phạm tội, ngồi tù , hưởng án treo hay phạt cải tạo không giam giữ đều bị tước quyền công dân. Công dân chỉ khi phạm tội bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định mới bị tước một hoặc một số quyền công dân trong thời gian từ 01 – 05 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Điều này cho thấy, quyền công dân là quyền cơ bản nhất của con người. Do đó, một người được hưởng án treo có bị tước quyền công dân hay không còn phụ thuộc vào hành vi phạm tội mà người đó thực hiện. Nếu không rơi vào những trường hợp đặc biệt (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng), quyền công dân của người phạm tội sẽ không bị mất.
4. Tù treo có bị mất quyền công dân không?
Theo điều 44 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tước toàn bộ quyền công dân như sau:
– Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù vì tội xâm phạm an ninh quốc gia hay tội phạm khác trừ những trường hợp mà Bộ luật này quy định, sẽ bị tước đoạt một hoặc một số quyền công dân sau đây:
+ Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
+ Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
– Thời hạn tước các quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, tính từ khi thi hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trừ trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Đây là hình phạt bổ sung mà chủ thể áp dụng đối với các quyền bị tước đoạt tương ứng giới hạn
Đối tượng: Công dân Việt Nam. Người phạm tội theo quy định trong Bộ Luật này là những công dân và pháp nhân thương mại, trong đó người bao gồm cả người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch. Tuy nhiên phạm vi áp dụng hình phạt bổ sung này chính là công dân Việt Nam với các quyền lợi bị tước đoạt theo luật định mà những đối tượng còn lại đã hoàn toàn không có.
Thời hạn: 01 – 05 năm
Thời điểm được áp dụng: Tính từ khi thi hành xong hình phạt này
Hoặc kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp người bị kết án cho hưởng án treo.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 65
Tóm lại, một người đang hưởng án treo có bị mất quyền công dân hay không sẽ phụ thuộc vào hành vi phạm tội mà người đó thực hiện. Tuy nhiên, nếu bị áp dụng hình phạt bổ sung khác thì người hưởng án treo sẽ bị tước đoạt một số quyền công dân chứ không phải mất toàn bộ quyền công dân.