Khi các kênh truyền hình nước ngoài phát sóng thông qua các dịch vụ phát thanh truyền hình có thu phí thì kênh truyền hình nước ngoài có được cài đặt sẵn quảng cáo hay không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Truyền hình nước ngoài không được cài đặt sẵn quảng cáo:
- 2 2. Khi cung cấp các dịch vụ truyền hình trả tiền, các chương trình nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện gì?
- 3 3. Các hãng truyền hình nước ngoài có được thực hiện việc đăng ký cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trên các dịch vụ truyền hình có trả phí hay không?
- 4 4. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài:
1. Truyền hình nước ngoài không được cài đặt sẵn quảng cáo:
Căn cứ theo quy định tại điều 17
– Yêu cầu đối với các kênh chương trình nước ngoài thực hiện việc cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu: không bao gồm các nội dung quảng cáo được cài đặt sẵn từ nước ngoài. Và các nội dung quảng cáo cần phải được đặt tại Việt Nam (nếu có). Các cơ quan báo chí sẽ chỉ được cấp giấy phép biên tập chính là một trong các đầu mối tiến hành việc cài đặt quảng cáo, bên cạnh đó sẽ chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo, thời lượng quảng cáo để có thể bảo đảm việc tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo như đối với các kênh truyền hình trả tiền.
Như vậy, có thể thấy các nội dung được quảng cáo trên các chương trình nước ngoài sẽ không được cài đặt sẵn các chương trình quảng cáo. Các nội dung quảng cáo (nếu có) phải được cài đặt sẵn tại Việt Nam.
2. Khi cung cấp các dịch vụ truyền hình trả tiền, các chương trình nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 06/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP) theo đó các các chương trình nước ngoài thực hiện việc cung cấp các dịch vụ truyền hình có trả tiền tại Việt Nam sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Tổng số chương trình nước ngoài thực hiện việc khai thác trực tiếp ở trên các hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình có trả phí sẽ không được vượt quá 30 % tổng số kênh khai thác.
+ Các chương trình nước ngoài bắt buộc phải có các nội dung lành mạnh và phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam bên cạnh đó không vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực báo chí của Việt Nam.
+ Các chương trình nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu về quyền sở hữu hoặc sử dụng cấp bản quyền nội dung của mình khi thực hiện việc cung cấp trực tiếp trên các dịch vụ phát thanh, truyền hình có trả phí tại Việt Nam.
+ Các chương trình nước ngoài đã được chứng nhận có đăng ký việc cung cấp trực tiếp trên các dịch vụ phát thanh, truyền hình có trả phí theo quy định tại Điều 18 Nghị định 06/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 71/2022/NĐ-CP.
+ Các chương trình nước ngoài đã được một đơn vị được cấp giấy phép biên tập chương trình nước ngoài theo quy định tại Điều 20 Nghị định 06/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 71/2022/NĐ-CP. đã tiến hành việc biên tập, biên dịch đồng thời chịu trách nhiệm về các nội dung biên tập và biên dịch đó.
+ Các chương trình nước ngoài sẽ không được bao gồm các nội dung quảng cáo đã được thực hiện việc cài đặt sẵn từ nước ngoài. Nếu có các nội dung quảng cáo thì phải được cài đặt tại Việt Nam.
Nếu cơ quan báo chí đã được cấp giấy phép biên tập chính là một trong các đầu mối thực hiện việc cài đặt quảng cáo đồng thời sẽ chịu trách nhiệm về thời lượng và nội dung của quảng cáo này để đảm bảo cho việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo tương tự như đối với các kênh truyền hình trả phí.
+ Các chương trình nước ngoài phải có đại lý được ủy quyền có trụ sở tại Việt Nam và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Các hãng truyền hình nước ngoài có được thực hiện việc đăng ký cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trên các dịch vụ truyền hình có trả phí hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 06/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 71/2022/NĐ-CP quy định rõ về việc đăng ký cung cấp các chương trình nước ngoài trên các dịch vụ truyền hình có đặc tính như sau:
+ Đối với các tháng truyền hình nước ngoài có thu phí bản quyền nội dung cung cấp các chương trình nước ngoài vào Việt Nam sẽ phải thực hiện thông qua các đại lý ủy quyền tại khu vực Việt Nam để có thể tiến hành đăng ký cung cấp các chương trình và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước Việt Nam.
+ Yêu cầu các hãng truyền hình nước ngoài phải có các quy định về phạm vi ủy quyền đối với mỗi đại lý ủy quyền khi ủy quyền cho hai đại lý trở lên.
+ Đối với các chương trình nước ngoài không thực hiện thu phí bản quyền nội dung và các hãng nước ngoài này thì sẽ không phải thông qua đại lý được vì quyền tại Việt Nam.
+ Đại lý được ủy quyền chính là một trong các doanh nghiệp ở Việt Nam và đã được các hãng truyền hình nước ngoài tiến hành ủy quyền để làm đại lý cung cấp các kênh chương trình nước ngoài dịch vụ phát thanh, truyền hình có thu phí tại Việt Nam.
+ Các đại lý ủy quyền sẽ phải có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trực tiếp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình có thu phí tại Việt Nam với Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài:
Khi các chủ thể có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài cần phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ và thực hiện theo các trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 18 Nghị định 06/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 71/2022/NĐ-CP sau đây:
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp các chương trình nước ngoài bao gồm:
+ 1 đơn đăng ký cung cấp các chương trình nước ngoài trực tiếp trên các dịch vụ phát thanh, truyền hình có đăng ký theo mẫu quy định;
+ 1 bản sao Giấy phép hoạt động của các hãng truyền hình nước ngoài chính là chủ sở chương trình nước ngoài và có kèm theo một bản dịch tiếng Việt đã có chứng thực;
+ 1 văn bản để chứng minh về quyền sử hữu hợp pháp đối với các chương trình nước ngoài có nội dung phù hợp với các quy định pháp luật của chính quốc gia mà hãng truyền hình nước ngoài đó có kênh đăng ký hoạt động vẫn còn hiệu lực pháp lý, kèm theo một bản dịch tiếng Việt có chứng thực trong đó có chữ ký của người dịch đối với các trường hợp văn bản đó được biên soạn bằng tiếng nước ngoài.
+ 1 bản sao có chứng thực hoặc một bản sao có kèm bản gốc để có thể đối chiếu với văn bản xác nhận của các hãng truyền hình nước ngoài về vấn đề ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trực tiếp trên các dịch vụ phát thanh, truyền hình có đi kèm theo một bản dịch tiếng Việt có chứng thực đối với trường hợp văn bản được soạn bằng tiếng nước ngoài.
+ 1 văn bản mô tả của chính hãng truyền hình nước ngoài đó về các nội dung của các chương trình, khung phát sóng của chương trình đó trong khoảng thời gian 01 tháng và có kèm theo một bản dịch tiếng Việt coi chứng thực đối với trường hợp văn bản đó được biên soạn bằng tiếng nước ngoài.
– Thủ tục đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền:
+ Hồ sơ nêu trên cần được lập thành 02 bộ một bộ sẽ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Bộ thông tin và truyền thông, bên cạnh đó doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm về sự chính xác và trung thực của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký.
+ Và trong vòng thời hạn 24 ngày làm việc tính từ ngày bộ thông tin và truyền thông nhận được hồ sơ hợp lệ thì sẽ có trách nhiệm phải xem xét việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp các chương trình nước ngoài đến dịch vụ phát thanh, truyền hình có thu phí và cần phải quy định rõ các yêu cầu về biên tập, biên kịch đối với những chân tình đã được cấp giấy chứng đăng ký.
+ Giấy chứng nhận về việc đăng ký cung cấp các chương trình nước ngoài trực tiếp trên các dịch vụ phát thanh, truyền hình có thu phí sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp tuy nhiên không được quá thời hạn có hiệu lực được yêu trên văn bản ủy quyền làm đại lý. Nếu không Được cấp giấy chứng nhận đăng ký thì bộ thông tin và truyền thông cần phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 06/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 71/2022/NĐ-CP quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình