Trong trường hợp người có hành vi phạm tội bỏ trốn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định truy nã bị can nhằm mục đích tìm kiếm, phát hiện và bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì truy nã bị can được tiến hành khi nào? Và điều kiện ra quyết định truy nã bị can là gì?
Mục lục bài viết
1. Truy nã bị can khi nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 231 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về hoạt động truy nã bị can. Theo đó, khi bị can bỏ trốn hoặc không biết rõ tung tích bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra bắt buộc phải ra quyết định truy nã bị can.
Theo đó, Thông tư liên tịch
(1) Trong giai đoạn điều tra. Nếu xác định có bị can bỏ trốn hoặc không biết tung tích bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra có thẩm quyền thụ lý vụ án cần phải ra quyết định truy nã bị can, phối hợp với lực lượng cảnh sát truy nã tội phạm để tổ chức truy bắt bị can.
(2) Trong giai đoạn truy tố. Trong trường hợp xác định có bị can bỏ trốn thì cơ quan có thẩm quyền đó là Viện kiểm sát đang thụ lý hồ sơ cần phải có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra thụ lý vụ án ra quyết định truy nã đối với bị can.
(3) Trong giai đoạn xét xử. Trong trường hợp viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can, sau đó giao bản cáo trạng cho bị can tuy nhiên chưa chuyển thành phần hồ sơ vụ án cho Tòa án, nhận được thông tin về việc bị can đã bỏ trốn thì Viện kiểm sát vẫn sẽ tiếp tục chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án để thụ lý và xét xử, sau đó ra thông báo cho tòa án biết về việc bị can đã bỏ trốn để tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can. Bên cạnh đó, trong trường hợp nhận được thông báo của việc kiểm sát về việc bị can đã bỏ trốn sau khi nhận bản cáo trạng (không phân biệt thành phần hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho tòa án hay chưa) cũng như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu nhận thấy bị can bỏ trốn thì Tòa án cần phải yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can, trong thời gian đó Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành các công việc khác theo thủ tục chung.
(4) Trong trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn phạm tội mới hoặc trong quá trình điều tra tiếp tục phát hiện hành vi phạm tội khác của bị can, bị cáo:
+ Trong trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn tiếp tục phạm tội mới và bị bắt giữ thì cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới thông báo bằng văn bản cho các cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó biết để ra quyết định đình nã, tiếp tục phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn tiếp tục phạm tội mới, cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã bị can về các tội danh mới, thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó để tiếp tục phối hợp truy bắt người bỏ trốn;
+ Trong trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn, đã có quyết định truy nã, tuy nhiên sau đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xác định ngoài tội danh bị truy nã, bị can và bị cáo đó còn phạm tội khác, trong trường hợp này thì Cơ quan điều tra cần phải làm các thủ tục cần thiết tiếp tục ra quyết định truy nã về tội danh mới phát hiện.
(5) Trong giai đoạn thi hành án:
+ Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, khi có quyết định thi hành án tuy nhiên người đó đã bỏ trốn, Tòa án đã ra quyết định thi hành án cần phải có văn bản yêu cầu cơ quan Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù được tại ngoại ra quyết định truy nã;
+ Cá nhân được xác định là người đã hết thời gian tạm hoãn chấp hành án phạt tù, sau khi được tòa án ra quyết định thi hành án tuy nhiên có hành vi bỏ trốn thì Tòa án cần phải có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú để ra quyết định truy nã đối với các đối tượng này;
+ Người bị kết án tử hình trong khoảng thời gian chờ quyết định thi hành án tuy nhiên đã trốn khỏi trại giam thì giám thị trại giam cần phải tổ chức lực lượng truy bắt. Trong khoảng thời gian 24 giờ được tính kể từ khi phát hiện người bị kết án tử hình có hành vi bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì giám thị trại giam cần phải thông báo cho Bộ công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh đã ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy nã;
+ Người đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ có hành vi bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp huyện cần phải tổ chức lực lượng truy bắt. Trong khoảng thời gian 24 giờ được tính kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn tuy nhiên việc truy bắt đối tượng bỏ trốn không có kết quả thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự thuộc công an cấp huyện cần phải có văn bản đề nghị lên thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự thuộc công an cấp tỉnh đã ra quyết định truy nã theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất có hành vi bỏ trốn thì sau khi nhận được thông báo của các cơ sở lưu trú, cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an cấp tỉnh cần phải ngay lập tức tổ chức hoạt động truy bắt các đối tượng đó, trong trường hợp truy bắt không có kết quả thì trong khoảng thời gian 07 ngày cần phải ra quyết định truy nã.
2. Điều kiện ra quyết định truy nã?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Khi có đầy đủ căn cứ xác định đối tượng đã bỏ trốn hoặc không biết đối tượng đó đang ở đâu, đã tiến hành đầy đủ các biện pháp xác minh và truy bắt tuy nhiên không có kết quả;
-
Đã xác định chính xác lý lịch đối tượng bỏ trốn, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Đồng thời cần phải lưu ý, khi có đầy đủ căn cứ xác minh bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết bị can, bị cáo đang ở đâu mà trước đó cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam tuy nhiên không bắt được, thì cơ quan điều tra cần phải tự mình ra quyết định truy nã hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát/Toà án để ra quyết định truy nã theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp chưa có lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án không được ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, mà chỉ có cơ quan điều tra mới có quyền tự mình ra quyết định truy nã hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát/Toà án ra quyết định truy nã ngay lập tức.
3. Đối tượng bị truy nã bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, có quy định về những đối tượng sau được xác định là đối tượng bị truy nã:
-
Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết tung tích đang ở đâu;
-
Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất có hành vi bỏ trốn;
-
Người bị kết án phạt tù có hành vi bỏ trốn;
-
Người bị kết án tử hình có hành vi bỏ trốn;
-
Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tạm hoãn chấp hành án phạt tù đã bỏ trốn.
THAM KHẢO THÊM: