Truy cứu trách nhiệm hình sự tội giả mạo chức vụ, cấp bậc. Ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền. Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một đồng nghiệp tự ý ban hành văn bản gửi đến các đơn vị trực khi lãnh đạo chưa cho phép thì có phải là giả danh lãnh đạo ban hành văn bản trái quy định không? Rất mong nhận được ý kiến tư vấn của luật sư. Xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong
Theo thông tin bạn cung cấp, đồng nghiệp bạn tự ý ban hành văn bản gửi đến các đơn vị trực tiếp khi lãnh đạo chưa cho phép; bạn chưa nêu rõ hậu quả của hành vi và mục đích của người này như thế nào nên nếu bị phát hiện, người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc quy định tại Điều 265
“Điều 265. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Cấu thành tội phạm như sau:
– Mặt chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định.
– Khách thể: xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, gây mất uy tín của cơ quan Nhà nước, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức hoặc công dân.
+ Đối tượng tác động là chức vụ, cấp bậc mà nhà nước quy định cho cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang.
– Mặt khách quan:
Luật sư tư vấn về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc:1900.6568
+ Người phạm tội có hành vi giả mạo cấp bậc hoặc chức vụ, được thực hiện bằng mọi hình thức (nói, viết, mặc trang phục, phù hiệu…).
+ Chức vụ có thể do bổ nhiệm, dân cử, hoặc hợp đồng… Ví dụ: Chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp; bộ trưởng, thứ trưởng các bộ; giám đốc, phó giám đốc các sở…
+ Cấp bậc là trật tự chức vụ trong quân đội, chính quyền, đoàn thể, được thể hiện như quân hàm, phù hiệu…Ví dụ: cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan, binh sĩ trong lực lượng vũ trang.
Chỉ hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc để thực hiện hành vi trái pháp luật mới cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc chỉ để khoe khoang, bắt tội phạm hay mục đích nào khác không phải để thực hiện hành vi trái pháp luật thì không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc để thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ cấu thành thêm các tội phạm tương ứng đó (như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chẳng hạn). Tội phạm này không cần dấu hiệu hậu quả.
Cần phải xác định hậu quả từ hành vi của người này gây ra là như thế nào? Nếu hành vi của người này thoã mãn các dấu hiệu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội giả mạo chức vụ, cấp bậc.