Để đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông nên phương tiện phải tuân thủ quy định liên quan đến tải trọng xe cho phép . Vậy, trường hợp nào xe quá tải trọng lưu thông không bị xử phạt?
Mục lục bài viết
1. Tải trọng đường bộ được hiểu thế nào?
Tải trọng của đường bộ được hiểu là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để đảm bảo tuổi thọ công trình theo đúng thiết kế ban đầu. Hiện nay, để xác định được khả năng chịu tải khai thác của cầu thì cần xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kĩ thuật thực tế của cầu khi được đưa vào sử dụng, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành công bố hoặc được thực hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông; Đối với việc xác định khả năng chịu tải khai thác của đường sẽ được xác định dựa trên hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kĩ thuật thực tế của đường. Việc xem xét này sẽ được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe được thể hiện đúng theo quy định về báo hiệu đường bộ.
Với quy định nêu trên tải trọng của đường bộ được hiểu đó là khả năng đánh giá của cơ quan có thẩm quyền về việc chịu tải khai thác của cầu và đường để đảm bảo tuổi thọ công trình theo thiết kế cũng như đảm bảo sự an toàn trong quá trình tham gia giao thông của các phương tiện.
2. Trường hợp xe quá tải trọng lưu thông không bị xử phạt:
Xe qua tải trọng lưu thông trên đường không bị xử phạt nếu nằm trong trường hợp đã được cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng bởi cơ quan có thẩm quyền. Sở dĩ có thể khẳng định như thế tại vì căn cứ theo Khoản 1 Điều 20 Thông tư
Với quy định trên cá nhân khi được cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trong những trường hợp đặc biệt khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ thì có thể điều khiển xe quá tải trọng lưu hành trên đường mà không bị xử phạt.
Bên cạnh đó căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Thông tư
– Người điều kiện phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải đảm bảo những điều kiện về an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ đã được xây dựng khi phương tiện này đi qua;
– Liên quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc những người trực tiếp điều khiển phương tiện khi lưu thông xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ nghiêm túc thực hiện các quy định như sau:
+ Thứ nhất, tổ chức cá nhân này phải có giấy phép lưu hành sẽ quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ và đã nhận được sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;
+ Thứ hai, các quy định được ghi nhận trong giấy phép lưu hành thì những tổ chức, cá nhân là người chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành phải tuân thủ theo đúng quy định đã được cấp;
+ Thứ ba, khi tham gia lưu hành qua các vị trí công trình đường bộ phải gia cố đoạn đường bộ bị che khuất tầm nhìn hoặc đoạn đường hai chiều mà mỗi chiều chỉ sắp xếp có một làn xe chạy qua hoặc đoạn đường một chiều có một làn xe chạy qua mà các phương tiện khác không thể tránh hoặc vượt xe thì bắt buộc phải có người và xe hỗ trợ đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông này;
– Xe lưu thông nhưng có hàng hóa xếp trên xe phải được kê, chèn chặn, buộc chắc chắn để đảm bảo sự an toàn cũng như thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ;
– Trong trường hợp khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế, của nhà sản xuất lại chứa những hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe thì không được phép lưu hành trên đường bộ.
Như vậy với quy định nêu trên khi lưu thông xe quá tải trọng trên đường bộ sẽ không bị xử phạt vi phạm nếu đảm bảo các điều kiện bảo những điều kiện đã được phân tích nêu trên.
3. Vi phạm quá tải trọng trên đường thì bị phạt bao nhiêu?
– Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 100/2019NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì liên quan đến mức xử phạt về người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu đường (kể cả xe ô tô chở hành khách) được quy định với các mức phạt tiền cụ thể. Theo đó, cá nhân tổ chức có thể bị xử phạt đối với hai từ 2triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng theo quy định đã được ghi nhận trong giấy phép lưu hành bằng cơ quan có thẩm quyền đã cấp, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a điểm b khoản 3 Điểm b, c Khoản 4 Điều này;
– Mức phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi: điều khiển xe mà qua quá trình kiểm tra thấy tổng trọng lượng khối lượng toàn bộ của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường trên 10% đến 20%, trường hợp ngoại lệ đó là có giấy phép lưu hành nhưng vẫn còn giá trị sử dụng thì sẽ không bị xử phạt với mức phạt này;
– Mức phạt tiền sẽ tăng lên từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với có hành vi vi phạm như:
+ Không tuân thủ quy định trong giấy phép lưu hành đó là chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường đã được ghi nhận và cấp phép;
+ Không có giấy phép lưu hành khi điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông hoặc trong trường hợp đã có giấy phép lưu hành nhưng giấy phép này không có giá trị sử dụng trên thực tế theo đúng quy định hoặc lưu thông trực tiếp trên đường nhưng không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo đúng quy định;
– Trong trường hợp điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu đường khi tham gia giao thông trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;
– Một trong ba hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 13 triệu đến 15 triệu đồng:
+ Cá nhân khi điều kiện xe mà tổng trọng lượng khối lượng toàn bộ của xe hoặc tải trọng trục xe bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe mà cơ quan có thẩm quyền xem xét nhận thấy vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường mà mức độ vượt quá đã đạt đến 20% đến 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;
+ Trong trường hợp có giấy phép lưu hành và giấy phép này cũng có giá trị sử dụng tuy nhiên điều khiển xe có tổng trọng lượng khối lượng toàn bộ của xe hoặc tải trọng trục xe bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có vượt quá quy định trong giấy phép lưu hành;
+ Ngoài ra còn kể đến trường hợp xe có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng lại không đi đúng tuyến đường quy định trong giấy phép lưu hành;
– Mức phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng sẽ được áp dụng trong các hành vi vi phạm như:
+ Cố tình điều khiển xe mà tổng trọng lượng khối lượng toàn bộ của xe hoặc tải trọng xuống xe bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe người được chở trên xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường 5% được xác định vượt quá tải trọng là 50% trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;
+ Cá nhân, tổ chức không chấp hành trong việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; có hoạt động chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe đang có vi phạm về trạng quá tải quá khổ.
Với quy định nêu trên, tài xế khi điều khiển phương tiện lưu hành xe quá tải trọng trên đường mà không nằm trong trường hợp được lưu thông xe quá tải trọng thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền tối đa lên 50 triệu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.