Trường hợp tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình.
Trường hợp tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Sư Tôi năm nay 24 tuổi, đã dc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do tôi bị cận rất nặng. Nhưng vào hôm nay 23/06/2016 thì tôi dc gọi lên phường và hẹn CN sẽ làm giấy giờ gia nhập dân quân. Luật Sư cho tôi hỏi – Hiện nay tôi đã có công việc ổn định và thờii gian ko thể linh động để tham gia lực lượng dân quân khu phố. Vậy tôi có thể xin ko tham gia dc không? – Nếu tham gia là bắt buộc thì tôi có thể xin trực 1 khoảng thời gian cố định (cụ thể là từ 20:00 đến 23:00) khi có lịch trực hay không? – Ngoài dân quân thường trực thì còn loại dân quân nào nữa vậy ạ? Và loại nào e chỉ cần trực khi có lệnh vậy ạ? Xin luật sư tư vân giúp em để CN em lên phường làm việc dc thuận tiện hơn, em xin cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
Căn cứ Điều 9 Luật dân quân tự vệ năm 2009 quy định:
Điều 9. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình
Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ.
Người có đủ tiêu chuẩn sau được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
Căn cứ tại Điều 12 Luật dân quân tự vệ 2009 quy định các trường hợp tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
1. Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;
b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân;
d) Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo;
đ) Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện.
2. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động;
b) Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên;
c) Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
3. Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xét tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Dân quân tự vệ nòng cốt được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn và thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, việc tham gia dân quân tự vệ là tự nguyện hoặc bắt buộc. Trường hợp của bạn được phường gọi lên tham gia dân quân tự vệ mà bạn không thuộc các trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn tham gia dân quân tự về thì bạn bắt buộc phải tham gia khi có yêu cầu của phường. Theo quy định thì dù bạn đã có công việc ổn định và thời gian không thể linh động để tham gia lực lượng dân quân khu phố thì bạn cũng không thuộc đối tượng tạm hoãn tham gia dân quân tự vệ. Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân. Do đó, thời gian trực của bạn sẽ phụ thuộc vào kế hoạch hoạt động do ban chỉ huy quân sự cấp xã xây dựng cũng như phân công thực hiện.
Căn cứ Điều 4 Luật dân quan tự vệ 2009 quy định thành phần của dân quân tự vệ như sau:
Điều 4. Thành phần của dân quân tự vệ
1. Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
2. Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:
a) Dân quân tự vệ cơ động;
b) Dân quân tự vệ tại chỗ;
c) Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức và hoạt động ở thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tại chỗ, sẵn sàng tăng cường cho dân quân tự vệ cơ động. Theo đó, bạn có thể tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ tại khu phố của bạn để thuận tiện cho công việc và linh động về thời gian.