Trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng. Sau khi xét xử sơ thẩm Viện Kiểm Sát phát hiện Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quan hệ thân thích với bị cáo.
Trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng. Sau khi xét xử sơ thẩm Viện Kiểm Sát phát hiện Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quan hệ thân thích với bị cáo.
Tóm tắt câu hỏi:
Nếu sau khi xét xử sơ thẩm rồi VKS mới phát hiện ra Thẩm phán chủ toạ phiên toà có quan hệ thân thích với bị cáo thì phải làm sao? sẽ kháng nghị để xét xử lại sơ thẩm hay chuyển sang phúc phẩm??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
– Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC.
2. Giải quyết vấn đề:
Do không rõ là việc xét xử sơ thẩm thì quyết định hay bản án của Tòa phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật chưa nên có thể chia ra 2 trường hợp như sau:
Thứ nhất, trường hợp quyết định, bản án của Tòa sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm:
"1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định. Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định."
Có thể thấy, nếu có căn cứ cho rằng thẩm phán có quan hệ thân thích với bị cáo thì sẽ có căn cứ để cho rằng Thẩm phán sẽ không vô tư khi tiến hành xét xử, vậy Thẩm phán nếu biết điều này phải yêu cầu từ chối tham gia xét xử nếu biết mà vẫn cố ý xét xử thì sẽ bị coi là vi phạm ngiêm trọng về thủ tục tố tụng, căn cứ quy định tại Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về việc kháng nghị của Viện kiểm sát:
“Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm.”
Khi Viện kiểm sát nhận thấy có vi phạm trong thủ tục tố tụng với vai trò là cơ quan giám sát hoạt động tư pháp thì cơ quan này có quyền kháng nghị quyết định hoặc bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và vẫn còn hiệu lực kháng nghị theo quy định tại Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, trừ trường hợp kháng cáo quá hạn mà có lý do chính đáng thì vẫn được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giải quyết.
Thứ hai, đối với trường hợp quyết định, bản án của Tòa án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này thì Viện kiểm sát sẽ không thể tiến hành việc kháng nghị để xét xử phúc thẩm nữa vì kháng nghị chỉ đối với bản án xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, nếu đã có hiệu lực thì buộc Viện kiểm sát phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, căn cứ quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về căn cứ kháng nghị theo thu tục giám đốc thẩm:
"Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;
2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
4. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự."
Với căn cứ có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng được xác định theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC:
"i) Không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong các trường hợp quy định tại Điều 42, Điều 60 và Điều 61 của BLTTHS;"
>>> Luật sư tư vấn trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng: 1900.6568
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà xác định trách nhiệm của cơ quan Viện kiểm sát là khác nhau, nếu quyết định hoặc bản án sơ thẩm chưa phát sinh hiệu lực thì VKS có quyền kháng nghị quyết định hoặc bản án này lên Tòa án cấp phú thẩm, còn nếu đã phát sinh hiệu lực rồi thì buộc phải tiến hành theo thủ tục tố tụng đặc biệt là kháng nghị đề nghị xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm.