Con dấu doanh nghiệp là một trong những dấu hiệu pháp lý luôn luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp đó trên các hợp đồng, chứng từ giao dịch, đây là một dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất của doanh nghiệp. Vậy trong những trường hợp nào sẽ cần phải thực hiện thủ tục làm lại con dấu khi đổi đăng ký kinh doanh?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp phải làm lại con dấu khi đổi đăng ký kinh doanh:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Văn bản hợp nhất
Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện nay, có thể kể đến những trường hợp cần phải thực hiện thủ tục khác lại con dấu doanh nghiệp khi thay đổi đăng ký kinh doanh. Cụ thể như sau:
– Có sự thay đổi về địa chỉ trụ sở chính của công ty. Trong trường hợp trên con dấu cũ của doanh nghiệp có ghi địa chỉ trụ sở chính của công ty, nay thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ này thì sẽ cần phải thực hiện hoạt động thay đổi đăng ký con dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu việc thay đổi địa chỉ trụ sở của công ty không ảnh hưởng đến con dấu thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục đổi mẫu con dấu;
– Thay đổi tên công ty. Trên con dấu cũng ghi đầy đủ về tên công ty, nay muốn thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty thì cũng sẽ phải thực hiện hoạt động đăng ký lại con dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cập nhật mã số thuế thay thế cho số chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó cũng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi mẫu con dấu để đồng bộ với các thông tin của doanh nghiệp.
Tóm lại, khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, sẽ cần phải làm lại con dấu khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản nêu trên. Quá trình làm lại con dấu sẽ cần phải được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu cần thiết.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu:
Trình tự và thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được thực hiện theo những giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp người được cử đi làm thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu cần phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền được lập hợp pháp, cần phải xuất trình các loại giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản và giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu phải là bản chính hoặc bản sao có thực hiện thủ tục chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc bản sao kèm theo bản chính để các cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể tiến hành hoạt động đối chiếu theo quy định của pháp luật. Đăng ký lại mẫu con dấu sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu theo mẫu do pháp luật quy định, trong đó nêu rõ lý do thực hiện thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu;
– Quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên của cơ quan, tổ chức, thay đổi chức danh cơ quan nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền;
– Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các loại giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu doanh nghiệp;
– Các văn bản khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này sẽ được xác định là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ, nếu nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ đưa giấy hẹn trả kết quả. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì sẽ hướng dẫn bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hoàn thiện thủ tục, đề xuất cấp giấy phép khắc con dấu lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 4: Trình lãnh đạo duyệt giấy phép khắc dấu và chuyển cho cơ sở kinh doanh khắc dấu để sản xuất con dấu.
Bước 5: Nhận con dấu từ cơ sở kinh doanh khắc dấu chuyển đến để làm thủ tục lưu mẫu và hoàn thành giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
Bước 6: Trả con dấu cho cơ quan, tổ chức, thu lệ phí và làm thủ tục hủy con dấu theo quy định. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả sẽ là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
3. Những điều cần lưu ý khi đăng ký thay đổi con dấu doanh nghiệp:
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi con dấu doanh nghiệp, cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:
– Trong trường hợp bị mất con, bạn sẽ không cần phải thực hiện hoạt động nộp lại con dấu cũ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những trường hợp thay đổi thông tin liên quan đến doanh nghiệp thì bạn sẽ cần phải thực hiện hoạt động nộp lại con dấu cũ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước đó;
– Người đi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi con dấu doanh nghiệp sẽ cần phải mang theo các loại giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, giấy chứng minh thư nhân dân, kèm theo giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền được lập hợp pháp để xuất trình cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ;
– Giấy đăng ký kinh doanh sẽ phải là bản sao có thực hiện thủ tục chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trong trường hợp bạn có sự thay đổi giấy phép kinh doanh cùng địa chỉ với quận/huyện trước đó thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục thay đổi con dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hồ sơ trong trường hợp này sẽ cần phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền sẽ được xác định là Sở kế hoạch và đầu tư;
– Bạn có thể tự mình đi nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ trong trường hợp có lý do chính đáng. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp một cách nhanh nhất, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hưởng các dịch vụ tốt nhất, giúp cho công việc được đơn giản hóa, nhanh chóng. Hồ sơ của bạn khi đó sẽ được giải quyết nhanh gọn, trong khoảng thời gian hợp lý nhất. Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, Luật Dương Gia chúng tôi luôn luôn tự hào và tự tin giúp bạn tiến hành mọi thủ tục hành chính một cách suôn sẻ và thuận lợi nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
–
– Nghị định 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của