Trường hợp nào vi phạm luật, đất lấn chiếm mà vẫn được cấp sổ đỏ? Cách hợp thức hóa diện tích đất lấn chiếm? Thủ tục cấp sổ đỏ đất lấn chiếm?
Trong nhiều trường hợp, đất đai được mở rộng hơn so với diện tích được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không theo đúng quy định pháp luật, dẫn đến trường hợp người dân muốn được ghi nhận quyền đối với phần diện tích dư ra, nhưng không biết cách yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận. Không phải tất cả các trường hợp vi phạm luật, đất lấn chiếm mà vẫn được cấp sổ đỏ. Chỉ một vài trường hợp được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành mới được công nhận và cấp sổ đỏ.
Mục lục bài viết
1. Vi phạm pháp luật về đất đai là gì?
Vi phạm pháp
+ Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ;
+ Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng;
+ Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác;
+ Lấn, chiếm đất đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp;
+ Lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Một số trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai nhưng vẫn được công nhận:
Theo Điều 9, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, quy định thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền hoặc do lấn chiếm kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà nay được Nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận:
“1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc do lấn, chiếm hoặc đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2014 nhưng nay phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 9 Điều 210 Luật Đất đai thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Theo quy định trên thì gia đình ông để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đáp ứng được các điều kiện nhất định như sau:
– Phù hợp với quy hoạch của địa phương.
– Không có tranh chấp.
– Phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 được quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đất lấn chiếm nhưng không còn nằm trong quy hoạch.
Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng… thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.
Tuy nhiên, với trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác. Với điều kiện này thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Lấn chiếm đất rừng, đất nông – lâm trường vẫn có thể cấp sổ đỏ
Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:
– Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì UBND cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì việc yêu cầu công nhận đối với diện tích đất đó là có cơ sở, và việc yêu cầu công nhận đó phải tuân thủ quy định pháp luật về trình tự, thủ tục hiện hành.
3. Trình tự, thủ tục yêu cầu cấp sổ đỏ:
Theo quy định tại khoản 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ, trường hợp cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm mà thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận thì sẽ thực hiện việc cấp đổi Giấy chứng nhận. Thủ tục này được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Hồ sơ mà người thực hiện thủ tục cần chuẩn bị gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 10/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Hồ sơ được nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tai Bộ phận một cửa sẽ trao phiếu nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn để người thực hiện thủ tục hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị đối với lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;
- Chuẩn bị hồ sơ chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận;
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3: Trả kết quả
Người thực hiện thủ tục mang theo phiếu hẹn trả kết quả đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để lấy kết quả.
4. Về vấn đề thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất:
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định: “ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, nhưng nay nếu được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất; nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Như vậy, khi công nhận quyền sử đất thì gia đình bạn phải nộp tiền sử dụng đất. Nếu diện tích đất lấn, chiếm nằm trong hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định) thì gia đình bạn nộp 50% tiền sử dụng đất. Nếu diện tích đất lấn, chiếm vượt mức công nhận đất thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Đồng thời tiền sử dụng đất sẽ căn cứ vào quyết định về bảng giá đất của địa phương bạn đối chiếu với vị trí của gia đình xác định từng loại vị trí đất ứng với giá của từng loại vị trí đó.
Kết luận: Việc đất đai lấn chiếm được cấp sổ đỏ chỉ rơi vào một số ít trường hợp như đã nêu trên, và trình tự thủ tục được quy định cụ thể. Khi được công nhận quyền sử dụng đất, đương nhiên bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước. trường hợp diện tích đất lấn chiếm nằm trong hạn mức công nhận đất ở thì chỉ cần nộp 50% tiền sử dụng đất, còn trường hợp vượt quá hạn mức công nhận đất thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất.